Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Trĩ

4/4/2016 6:10:00 PM

Ai cũng có thể là bệnh nhân của trĩ, 10 người thì có 9 người mắc phải, tuy không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và các cơ quan khác trong cơ thể. Biết sớm những triệu chứng của bệnh trĩ để kiểm tra xem mình có đang mắc phải hay không.
 

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Trĩ


Các triệu chứng của bệnh trĩ


Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, biểu hiện rõ chính của bệnh là chảy máu và sa búi trĩ. Tuy nhiên tùy theo loại trĩ, cấp độ nặng nhẹ và cơ địa của mỗi người mà còn có những biểu hiện đặc trưng khác nữa.
Bệnh trĩ được phân thành 3 loại: trị nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi loại có những triệu chứng và mức độ khác nhau


Triệu chứng của bệnh trĩ nội


Trĩ nội hình thành khi những búi trĩ xuất hiện bên trong hậu môn, bệnh ở giai đoạn đầu thường không được nhận biết, đến khi đau rát, khó chịu và chảy máu, đi khám bác sỹ mới phát hiện ra bệnh. Trĩ nội còn được chẩn đoán ngay cả trong trường hợp các búi trĩ bị trồi ra ngoài khi đại tiện và tự co vào trở lại.
Bệnh trĩ nội sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, do sự tắt nghẽn mạch máu bên trong hành hậu môn, trực  tràng, do u tĩnh mạch hay sưng dạng sợi.
Theo Tây y, trĩ nội được định dạng khi các niêm mạc của ống hậu môn bị cọ sát, tác động gây viêm sưng làm cho các niêm mạc này sưng lên tạo thành các búi trĩ và thường không có thần kinh cảm giác.
 
Dấu hiệu thường thấy của trĩ nội là chảy máu,nghẹt búi trĩ hay bị viêm sưng xung quanh hậu môn. Tuy nhiên, trĩ nội gồm có 4 cấp độ, mỗi một cấp độ sẽ có những biểu hiện khác nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ và cơ địa của mỗi người:


 •    Độ 1: búi trĩ mới hình thành, chưa sa ra ngoài, triệu chứng chính là chảy máu khi đại tiện
 •    Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và tự co lên sau đó.
 •    Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào, thường phải dùng tay đẩy mới vào được
 •    Độ 4: búi trĩ sa bị sa quá mức, dùng tay đẩy vẫn không vào được, gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, dẫn đến hoại tử


Khi tình trạng bệnh ở cấp độ 3 và 4, kèm theo triệu chứng cấp tính thì buộc phải phẫu thuật, sau đó cần dùng thuốc hay các thực phẩm chức năng để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại
-    Chảy máu
Đây là dấu hiệu sớm nhất và cũng dễ nhận biết nhất, ban đầu máu chảy rất ít, lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh khi đại tiện. Lượng máu tăng dần lên theo thời gian tồn tại của bệnh, máu xuất hiện thành tia, giọt ngay cả khi không bị táo bón, xuất hiện mỗi khi đi cầu hay ngồi xỏm.
-    Đau quanh hậu môn
Khó chịu, đau rát quanh hậu môn là biểu hiện đặc trưng trong suốt thời gian bệnh cư trú trên cơ thể bạn, cơn đau xuất hiện thường xuyên hoặc ngắt quãng bất cứ khi nào hay khi hoạt động mạnh, kèm theo búi trĩ sa ra ngoài gây sưng, viêm nhiễm, loét vùng hậu môn.
-    Sa búi trĩ
Đây cũng là dấu hiệu chính để phân biệt giữa trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn đầu, búi trĩ sa ra ngoài và dần dần tăng kích thước theo tình trạng nặng của bệnh, ban đầu chúng tự thụt vào, nhưng khi xuất hiện thường xuyên thì cần có sự can thiệp và nặng hơn là không thể đẩy vào được nữa.
-    Sưng rách hậu môn, xung huyết
Khi búi trĩ xa ra ngoài,người bệnh sẽ có cảm giác ẩm ướt, ngứa rát khó chịu, hậu môn sưng to, xung huyết, gây viêm nhiễm, nghẽn và rách hậu môn.
 
Dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp
 
Trĩ hỗn hợp là bệnh bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại trên cùng một cơ thể. Vì thế, triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp sẽ bao gồm cả hai biểu hiện trên của trĩ nội và trĩ ngoại.
Theo đánh giá của các bác sĩ, triệu chứng của bệnh trĩ không quá khó để nhận biết, song vì bệnh xảy ra ở vùng hậu môn, nên bệnh nhân thường có tâm lý e ngại, xấu hổ mà không tìm gặp bác sĩ để chữa trị. Đến khi bệnh trở nặng, gây ra các biến chứng thì việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.

Câu hỏi liên quan:

 

Câu hỏi: Đại tiện ra máu có phải bệnh trĩ không? Cách điều trị như thế nào?


Trả lời: Nếu bạn đi ngoài phân thành khuôn hoặc phân táo có máu tươi thì có thể bị bệnh trĩ  đấy. Nếu đi ngoài phân mềm, phân lỏng có máu, lẫn nhầy hoặc phân có máu như  “máu cá” thì chưa chắc phải bệnh trĩ đâu mà có thể bị polyp, khối u, ung thư  hoặc viêm loét đại trực tràng đấy. Cần phải đến BS chuyên khoa Tiêu hóa tư vấn, khám khi đại tiện phân có máu.


Câu hỏi: Tôi năm nay 20 tuổi, thời gian gần đây mổi lần đi tiêu búi trĩ lồi ra, một lúc lại thụt trở vào, như vậy có cần mổ không? nếu không thì có cần dùng thuốc gì hay kiêng cử gì không?


Trả lời: Nếu bạn “mổi lần đi tiêu búi trĩ lòi ra, một lúc lại thụt trở vào”, như vậy có thể bạn bị bệnh trĩ nội độ III. Khi bị bệnh trĩ nội từ độ I đến độ III mà chưa có biến chứng thì có thể điều trị Nội khoa (dùng thuốc) chưa cần mổ. Khi bị bệnh trĩ nội độ IV hoặc độ III mà có biến chứng mặc dù đã điều trị đúng phương pháp, nhiều lần nhưng vẫn bị chảy máu và có biến chứng khác nữa thì phải phẫu thuật đấy.  Bạn nên đến BS chuyên khoa Tiêu hóa tư vấn và khám nhé. Tất cả bệnh nhân bị bệnh trĩ cần ăn uống dễ tiêu, nhiều chất xơ, uống đủ nước và tránh chất kích thích: rượu, café…phải cố gắng tránh không để xảy ra táo bón.


Câu hỏi: Em làm nghề xây dựng nên không có nhiều thời gian, bác sĩ có thể tư vấn em cách tự điều trị được không?


Trả lời: Chắc bạn muốn hỏi “tư vấn. cách tự điều trị” bệnh trĩ thì phải? Bệnh trĩ có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) nhưng tùy thuộc vào loại bệnh trĩ và mức độ bệnh, thông thường nếu bị bệnh trĩ nội độ I, độ II hoặc độ III chưa có biến chứng thì BS có thể tư vấn giúp bạn tự điều trị được, tốt nhất bạn nên đến BS chuyên khoa Tiêu hóa khám, xác định xem là bệnh trĩ nội hay bệnh trĩ ngoại và mức độ bệnh đã nhé.

 

Câu hỏi: Tôi năm nay 56 tuổi may ngày gần đây tôi thấy rất khó chịu ở vùng hậu môn nó không đau chỉ hơi tức và có lúc mót đi đồng xin hỏi bác sĩ đó là biểu hiện  của bệnh gì và tôi xin nói thêm là khi đi đồng phân có đôi lúc không thành khuôn nhưng có nhầy và máu tươi, cảm ơn bác sĩ nhiều

 

Trả lời: Triệu chứng của bạn có thể là bệnh Trĩ ở giai đoạn đầu (bệnh Trĩ có bốn cấp độ: 1, 2, 3 & 4) hoặc cũng có thể là Polyp viêm loét Đại Trực tràng. Bạn cần theo dõi triệu chứng này thêm vài ngày nữa. Nếu thấy triệu chứng này vẫn lập đi, lập lại thì bạn nên đi khám ở Bác sĩ khoa Tiêu Hóa để biết cụ thể bệnh tình.
Chúc bạn mau khỏe!

 

TS Bs - Tống Văn Lược - Thư Ký Hội Nội Khoa Việt Nam

Tin liên quan

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ