Bệnh trĩ luôn gây khó chịu về cả thể xác lẫn tinh thần cho người bệnh, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh khó nói này, việc tìm hiểu đúng nguyên nhân bệnh trĩ giúp người bệnh có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, không phân biệt giới tính, độ tuổi, thể trạng, bệnh xảy ra có thể từ một hay nhiều yếu tố khác nhau cộng gộp với nhau mà thành, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất ở những người mắc bệnh trĩ
1. Táo bón trong một thời gian dài
Táo bón là một trong những nguyên nhân trực tiếp và dễ gây ra bệnh trĩ nhất, biểu hiện của người bị táo bón là hiện tượng khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài, bạn phải gồng mình cố ép các cơ hậu môn hoạt động để chuyển chất thải ra ngoài, tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm giãn các tĩnh mạch ở thành hậu môn, lâu ngày sẽ làm các mô ở thành hậu môn bị viêm và sưng lên, cuối cùng là các tĩnh mạch trĩ bị phồng lên.
Giải pháp cho những người bị tình trạng này là nên đứng dậy và đi bộ, thường xuyên di chuyển và uống nhiều nước để ruột hoạt động tốt hơn
2. Thiếu nước
Một trong những nguyên nhân gây sa búi trĩ là do thiếu nước, cơ thể thiếu nước do uống ít nước, làm phân to, khô và cứng (cơ chế gây nên táo bón) khi đi qua thành hậu môn làm cọ xát các tĩnh mạch gây rách, viêm, sưng và chảy máu.
Hãy tập thói quen uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, cả nước rau củ, trái cây cả những khi không khát.
3.Thường xuyên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu
Đây là nguyên nhân vì sao những người làm việc văn phòng, lái xe , lễ tân có khả năng mắc chứng bệnh trĩ khá cao. Việc ngồi hay đứng quá lâu, sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở thành hậu môn, trực tràng tạo điều kiện cho các búi trí hình thành và sa ra ngoài khi đại tiện.
4.Tâm lý căng thẳng kéo dài.
Nghe có vẻ không hợp lý nhưng thật ra biểu hiện này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành bệnh trĩ. Tinh thần căng thẳng quá mức sẽ tác động xấu đến các bộ phận, cơ quan trong cơ thể, trong đó có ruột, trực tràng và hậu môn. Căng thẳng sẽ làm tăng huyết áp, huyết áp tăng lên làm cho áp lực máu ở xung quanh khu vực hậu môn cũng tăng theo gây ra trĩ. Hơn nữa, những người bị căng thẳng, stress thường xuyên uống bia rượu và sử dụng các chất kích thích, điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho các búi trĩ hình thành và phát triển.
5.Thường xuyên vận động nâng vác vật nặng
Khi cố gắng gồng mình để bưng bê, nâng vác vật nặng, chắc chắn sẽ gây áp lực lên thành hậu môn và trực tràng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm sa các búi trĩ, dẫn đến mắc bệnh trĩ.
Hãy nên nhờ người khiêng vác cùng khi cần phải khuân các vật có trọng lượng quá nặng, quá sức.
6. Béo phì, thừa cân và ít vận động
Những người lười vận động, không tập luyện thể dục, ăn uống quá mứcbéo phì làm gia tăng áp lực dư thừa lên vùng trực tràng, là một trong những nguyên nhân khiến các tĩnh mạch trĩ chịu áp lực trong thời gian dài, dẫn đến sưng viêm mỗi khi đại tiện.
7. Mang thai và sinh con
Phụ nữ mang thai và sinh con là đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ nhất, sự phát triển và ra đời của thai nhi gây áp lực khá lớn lên vùng xương chậu, trực tràng và hậu môn, khiến cho thành hậu môn bị chèn ép nặng, tạo điều kiện hình thành các búi trĩ.
Sinh hoạt tình dục quá mức, không đúng cách
Hoạt động tình dục quá thường xuyên hay quan hệ bằng “cửa sau” sẽ gây tác động lên các tĩnh mạch hậu môn, làm sưng viêm và rách thành hậu môn, gây ra bệnh trĩ.
8. Tuổi tác
Những người già thường bị lão hóa các cơ hậu môn, độ đàn hồi kém, khả năng co bóp các tĩnh mạch hậu môn không được như trước, chính vì điều này đã tạo điều hiện hình thành nên các búi trĩ.
9. Có tiền sử các bệnh về trực tràng, hậu môn
Những người có tiền sử về các bệnh xung quanh hậu môn, liên quan đến hậu môn, trực tràng như áp xe hậu môn, nứt kẻ hậu môn,..có khả năng mắc chứng bệnh trĩ cao hơn.
Có câu nói “thập nhân cửu trĩ” để nói rằng bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh này, có nhiều trường hợp không biết mình mắc phải,một số khác vì ngại ngùng, xấu hổ mà không có biện pháp điều trị kịp thời, điều này là làm cho bệnh ngày càng trở nặng hơn gây khó khăn và đau đớn trong việc điều trị.
- Di truyền: bệnh trĩ không duy truyên những nếu bệnh nhân mắc bệnh mất van tĩnh mạch thì có thể bị trĩ.
- Giao hợp bằng đường hậu môn: Việc quan hệ đồng tính, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ cao gây ra bệnh trĩ. Việc quan hệ qua đường hậu môn làm giãn nở thành hậu môn, gây áp lực lên các tĩnh mạch trĩ, dễ dẫn tới sa búi trĩ, hình thành bệnh trĩ.
Có câu nói “thập nhân cửu trĩ” để nói rằng bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh này, có nhiều trường hợp không biết mình mắc phải,một số khác vì ngại ngùng, xấu hổ mà không có biện pháp điều trị kịp thời, điều này là làm cho bệnh ngày càng trở nặng hơn gây khó khăn và đau đớn trong việc điều trị.
Giải pháp tối ưu cho bệnh trĩ
HemoClin Tube – dạng gel bôi giúp làm giảm nhanh các khó chịu ở hậu môn như nhạy cảm và kích ứng. Sản phẩm được dựa trên nền tảng gel trong, chứa phức hợp có bằng sáng chế 2QR complex (Bio-Active Bacterial Blocker), giúp ngăn chặn những vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên.
Câu hỏi liên quan về nguyên nhân bệnh trĩ:
Câu hỏi: Bệnh trĩ rất phố biến, vậy bị trĩ có nguy hiểm không?
Trả lời: Đúng là bệnh trĩ rất phố biến, dể mắc, từ trẻ em đến người lớn, nhiều người hiểu sai là bệnh chỉ gây khó chịu cho người bênh, bị trĩ có thể dẫn đến ung thư trực tràng, viêm loét, nứt hậu môn, thiếu máu, bạn bên chủ động đi khám ở các cơ sơ y tế để điều trị sớm.
Câu hỏi: Tôi đã phẫu thuật trĩ, bệnh có tái phát không?
Trả lời: Nhiều trường hợp bệnh nhân phẫu thuật cắt trĩ và đã khỏi bệnh, nhưng có thể do táo bón và thói quen sinh hoạt xấu, ít vấn động, ăn ít chất sơ, uống ít nước...bệnh sẽ tái phát lần nửa