Bệnh trĩ khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến tính mạng, song nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và con không chỉ trong giai đoạn thai kỳ mà cả sau khi sinh nở. Vậy nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này như thế nào?
Bệnh trĩ ở thai phụ
Bệnh trĩ khi mang thai và những điều nên biết
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh lý về vùng hậu môn, bệnh được chẩn đoán khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn quá mức gay viêm, sưng và xuất huyết trực tràng gây đau đớn khó chịu cho người bệnh.
Phụ nữ mang thai và sinh con là đối tượng rất dễ mặc bệnh trĩ nhất, đặc biệt ở những người mang thai lần đầu tiên, giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 và trở nên phổ biến sau khi sinh nở do áp lực của thai nhi lên vùng chậu, trực tràng và hậu môn và gồng mình khi rặn đẻ.
Trường hợp những ai mắc chứng bệnh này trước khi mang thai thì bệnh càng có xu hướng phát triển mạnh hơn trong giai đoạn thai kỳ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân khiến bệnh trĩ khi mang thai trở nên phổ biến.
Bệnh trĩ gây mệt mỏi ở thai phụ
- Khi mang thai, trọng lượng thai nhi ngày càng tăng, cộng với sự hoạt động mạnh mẽ của tử cung, gây áp lực lên các tĩnh mạch và các mô mao mạch ở vùng chậu, lưng, trực tràng và hậu môn của thai phụ, làm chậm sự lưu thông tuần hoàn máu phần nửa dưới cơ thể, làm các tĩnh mạch dưới tử cung bị căng tức, dãn ra hết cỡ và sưng lên
- Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong giai đoạn mang thai làm chậm nhu động ruột ở các thai phụ gây tình trạng táo bón – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Đồng thời loại hooc môn này còn gây áp lực lên các thành tĩnh mạch hậu môn, khiến vùng này bị sưng đau, giãn nở và kém đàn hồi.
- Sự căng thẳng mệt mỏi vào giai đoạn cuối thai kỳ cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.
Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ khi mang thai
Tuy là đối tưởng dễ mắc phải, nhưng không có nghĩa là bệnh trĩ không phòng tránh được. Nếu kiểm soát được những điều dưới đây, bạn có thể hoàn toàn tránh tránh và loại bỏ được căn bệnh khó nói này.
- Tránh táo bón. Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ hoặc tác dụng phụ từ thuốc sắt bổ sung,thai phụ rất dễ bị tình trạng táo bón trong khi mang thai và sau khi sinh. Để tránh tình trạng táo bón gây ra bệnh trĩ, các thai phụ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chất xơ vào bữa ăn hàng ngày như rau củ quả, trái cây, các loại đậu, đỗ, ngũ cốc, đặc biệt nên uống nhiều nước ( cả nước lọc, nước ép hoa quả, trái cây) và thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp.
Ăn uống nhiều chất xơ hạn chế táo bón
Thực hành các bài tập kegel hàng ngày dành cho thai phụ giúp tăng cường tuần hoàn máu khu vực trực tràng và sự đàn hồi các cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy ciw mắc bệnh trĩ khi mang thai.
Tránh tình trạng đứng hay ngồi một tư thế quá lâu, ngay cả ở người bình thường và phụ nữa mang thai, ngồi hay đứng quá lâu một chỗ sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu, trực tràng và hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho các búi trĩ hình thành. Nên thường xuyên thay đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng giải lao một vài phút. Khi nằm ngủ hay nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng bên trái, một phần giúp lưu thông máu tốt cho thai nhi, mặc khác giúp làm giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu tuần hoàn trở về nửa dưới cơ thể.
Trường hợp bệnh đã hình thành, nên dùng đá lạnh hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn hay mát xa nhẹ nhàng vài lần trong ngày nhằm làm giảm tình trạng sưng tấy của vùng hậu môn.
Các bài tập Kegel giúp lưu thông tuần hoàn máu vùng hậu môn, trực tràng
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau khi đại tiện, tiểu tiện sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, sinh sôi vi khuẩn. Sử dụng giấy vệ sinh chất lượng, giấy trắng và mềm, tránh các oại giấy màu và có nhiều mùi thơm nhiều hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và tình trạng bệnh.
Sử dụng các loại giấy chuyên dụng, các loại khăn ướt không cồn để vệ sinh sạch vùng hậu môn sau khi tiểu tiện, đại tiện. Không được tự ý dùng thuốc uống mà cần có sự chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
Trường hợp áp dụng các biện pháp trên mà không mang lại hiệu quả trong khi tình trạng bệnh vẫn tiếp diễn nặng hơn như đau vafchary nhiều máu, bạn cần phải tìm đến bác sỹ chuyên khoa khám và có liệu trình điều trị đúng đắn và kịp thời.
Câu hỏi: Bị bệnh trĩ khi mang thai nên đẻ thường hay nên đẻ mổ?
Trả lời: Nếu bạn bị bệnh trĩ nội độ I hay độ II hoặc bệnh trĩ ngoại chưa có biến chứng thì vẫn có thể đẻ thường được. Tốt nhất bạn nên đến BS chuyên khoa Sản hoặc BS chuyên khoa Tiêu hóa tư vấn, khám và chú ý khi có thai không được Nội soi Trực tràng hay Nội soi Đại tràng nhé.
Câu hỏi: Vợ tôi đã mang thai tháng thứ 7, tháng thứ 3 búi trĩ xuất hiện nhỏ, hiện giờ đã to lên, xin hỏi bác sĩ cách điều trị hợp lý?
Trả lời: Phụ nữ có thai thường làm bệnh trĩ nặng lên, vợ bạn “đã mang thai tháng thứ 7, tháng thứ 3 búi trĩ xuất hiện nhỏ, hiện giờ đã to lên” là bệnh trĩ nặng lên đấy. Điều trị cho phụ nữ có thai phải hết sức thận trọng, vì vậy bạn cần phải đưa vợ đến BS chuyên khoa Tiêu hóa tư vấn, khám nhé.
Câu hỏi: Em bị trĩ, búi trĩ đã lòi ra, đi ngoài đau và chảy máu, bệnh có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Trả lời: Bạn bị bệnh trĩ mà “búi trĩ đã lòi ra, đi ngoài đau và chảy máu” thì có thể đã bị bệnh trĩ ngoại hoặc bệnh trĩ nội độ IV có biến chứng và bệnh phức tạp rồi đấy, tôi không hiểu ý bạn hỏi “bệnh có ảnh hưởng đến sinh sản không” là thế nào? Bạn đã có thai rồi hay đang muốn có thai? Theo tôi bạn cần phải đến BS chuyên khoa Tiêu hóa tư vấn, khám nhé.
Tham khảo thêm: cách chữa cục thịt dư ở hậu môn tại nhà
TS Bs - Tống Văn Lược - Thư Ký Hội Nội Khoa Việt Nam