Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng gây đau, ngứa, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động của bệnh nhân. Sau đây, chúng ta sẽ điểm qua những cách giúp điều trị hiệu quả bệnh trĩ.
Trĩ là bệnh lý thường gặp và gây nhiều khó khăn cho người bệnh
Hạn chế các yếu tố có nguy cơ làm bệnh nặng hơn
Người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý hơn. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ…để không mắc táo bón. Tránh các đồ ăn nhiều gia vị như cay, nóng, ớt, tiêu, quế, hạn chế uống rượu, bia. Đồng thời, tích cực tập thể dục, vận động thường xuyên. Tập thói quen đi cầu đều đặn và vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10-15 phút.
Điều trị nội khoa
Phương pháp nội khoa hay còn gọi là dùng thuốc có thể điều trị hiệu quả được trĩ ngoại và trĩ nội từ độ 3 trở xuống. Thuốc uống (có dạng viên nang hoặc viên nén) thường có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ.. Đây là thuốc chứa các hoạt chất rutin (còn gọi là vitamin P).
Trong điều trị trĩ ngoại, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh cho liều điều trị tấn công và liều điều trị củng cố. Ngoài thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh ( nhóm penicillin, cephalosporin...), thuốc chống viêm (ibuprofen, naproxen...), thuốc giảm đau (paracetamol), thuốc trị táo bón... Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, đặc biệt phải kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.
Người bệnh cũng có thể dùng thuốc đạn đặt vào trong hậu môn (trong trường hợp bị trĩ nội), thuốc mỡ, gel bôi lên vùng bị tổn thương để có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này thường chứa hoạt chất giảm đau, ngứa, rát, giúp sát khuẩn, chống nhiễm khuẩn.
Những thuốc bôi thường dùng như Proctolog, Hemoclin… Khi sử dụng sẽ giúp giảm các triệu chứng đau và ngứa hậu môn, bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, khi sử dụng dạng gel bôi như Hemoclin có chứa phức hợp có bằng sáng chế 2QR complex (Bio-Active Bacterial Blocker), sẽ giúp ngăn chặn những vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên hậu môn.
Hemoclin giúp bệnh nhân không còn đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ
Điều trị bằng thủ thuật, ngoại khoa
Các thủ thuật thường dùng như tiêm xơ giúp cầm máu và hạn chế hiện tượng sa bó trĩ. Thắt bằng vòng cao su để làm búi trĩ hoại tử. Bệnh nhân sẽ được sử dụng tia hồng ngoại như chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc; đốt búi trĩ bằng laser CO2.
Khi trĩ chảy máu nhiều, sa trĩ thường xuyên, được điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân có thể chuyển sang phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật như cắt các búi trĩ riêng lẻ có hoặc không kèm tạo hình hậu môn hoặc phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn. Những phương pháp điều trị này chỉ hiệu quả khi bệnh nhân có các biện pháp dự phòng hợp lý.
Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ vì vậy bạn cần chú ý nhận biết ngay khi bệnh còn nhẹ. Khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị theo từng giai đoạn của bệnh. Việc điều trị phải được thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Thu Hương - Dieutribenhtri.com.vn
Tham khảo thêm: phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất