Bệnh trĩ cũng có dăm bảy loại, phổ biến vẫn là trĩ nội và trĩ ngoại. Mỗi loại trĩ đều có phương pháp điều trị khác nhau, chính vì thế nào sao xác định chính xác mình đang mắc trĩ loại gì sẽ giúp người bệnh được điều trị hiệu quả nhất.
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại qua những biểu hiện
Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều là bệnh lý xảy ra ở ống hậu môn, tuy nhiên, trĩ nội được xác định là xuất hiện ở phía trên đường lược, với bề mặt trĩ là lớp niêm mạc của ống hậu môn, với biểu hiện có thể nhận thấy là ra máu tươi, sa, nghẹt búi trĩ và viêm da quanh vùng hậu môn. Còn đối với trĩ ngoại, được tính từ phía dưới đường lược, bề mặt trĩ là những mô thành lát, tầng, kèm biểu hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, cũng bị đau, chảy máu, nhưng có kèm theo biểu hiện ngứa rát.
Một đặc điểm có thể phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại là trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác còn trĩ ngoại thì có nên trĩ ngoại thường kèm theo đau đớn khi bị thuyên tắc búi trĩ.
Ngoài ra, người ta phân biệt trĩ nội và ngoại bằng cấp độ bệnh. Nếu như trĩ nội được chia làm 4 cấp độ thì trĩ ngoại lại không chia cấp độ mà chia thành 4 thời kỳ.
Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
4 cấp độ của trĩ nội được các chuyên gia mô tả rất rõ, với trĩ nội độ 1, bên cạnh biểu hiện đi ngoài ra máu tươi thì lúc này búi trĩ chưa bị sa ra ngoài, đây được xem là cấp độ trĩ nhẹ nhất. Trĩ nội độ 2 là búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài khi đi đại tiện, nhưng lại có thể tự co lên sau đó. Trĩ nội độ 3 là khi đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài, sau đó người bệnh phải dùng tay đẩy lên mới được. Để tới cấp độ 4, được xem là cấp độ nặng nhất của trĩ nội, lúc này búi trĩ sa ra ngoài và không kiểm soát được, người bệnh cũng không can thiệp cách nào để đẩy được búi trĩ lên.
Trong khi đó, trĩ ngoại được chia thành 4 thời kỳ đó là búi trĩ lòi ra phía ngoài hậu môn, thời kỳ 2 là búi trĩ lòi ra kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo, thời kỳ thứ 3 của bệnh trĩ ngoại là lúc này trĩ bị tắc, gây chảy máu và bệnh nhân rất đau đớn, đến tới kỳ thứ 4, lúc này búi trĩ bị viêm gây sưng đau, thậm chí nhiễm trùng và kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu.
Cách điều trị trĩ nội và trĩ ngoại
Phương thức điều trị chung của bệnh trĩ chính là làm thể nào phòng tránh được bằng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, nhiều nước để chống chứng táo bón – nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng những dưỡng chất giúp hoạt huyết, bền vững thành mạch, nhuận tràng, kháng viêm và mau lành vết thương để giúp phòng ngừa các triệu chứng thường thấy ở người bệnh trĩ.
Đối với cấp độ như ở trĩ nội, phương thức điều trị thường là từ độ 1 đến độ 3, khi các đám rối tĩnh mạch vẫn có sự đàn hồi thì phương pháp nội khoa luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhưng khi người bệnh đã để trĩ nội chuyển sang cấp độ nặng hơn là độ 3 cộng và độ 4, đám rối tĩnh mạch trĩ bị co giãn quá mức, gần như không còn khả năng phục hồi bằng phương pháp nội khoa, thì buộc phải phẫu thuật cắt bỏ.
Còn đối với trĩ ngoại, cũng tùy vào thời kỳ của bệnh, các bác sĩ sẽ xác định một phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân, cũng tuân theo quy tắc mức độ nhẹ thì dùng phương pháp bảo tồn, nặng hơn thì phải phẫu thuật.
Những bài thuốc đông y hiệu quả, an toàn với trĩ ở cấp độ nhẹ và còn hiệu quả đối với những người sau khi phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Những vị thảo dược trong bài thuốc đông y có tác dụng cải thiện các triệu chứng trĩ điển hình như chảy máu, ngứa rát, táo bón và sa búi trĩ ở mức độ nhẹ. Cụ thể là những thảo dược như Đương Quy, Diếp cá, Rutin, tinh chất nghệ Curcumin giúp co dần búi trĩ, làm cho hệ tĩnh mạch trĩ bền vững, chống viêm, chống táo bón.
Theo bác sĩ trĩ