Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nhóm người trên 30 tuổi. Nếu không được kiểm soát kịp thời chúng sẽ gây ra những biến chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
4 biến chứng thường gặp ở người bị trĩ
- Biến chứng chảy máu
Trĩ là do giãn mạch máu nên rất dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu nhiều, nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm, gây thiếu máu trầm trọng, cần mỗ cầm máu.
Điều lưu ý là ngoài bệnh trĩ gây chảy máu vùng hậu môn còn có nhiều bệnh khác gây chảy máu vùng hậu môn như: polip, ung thư vùng trực tràng, viêm đại trực tràng chảy máu... Do đó cần chẩn đoán đùng để có cách xử lý hợp lý.
- Biến chứng sa trĩ
Trĩ lòi ra ngoài thành búi hoặc thành vòng gây đau đớn, khó chịu. Lúc đầu chỉ sa ra ngoài khi đại tiện và nhét lại được, sau đó thì sa luôn, nằm hẳn ở hậu môn và không đẩy vào được. trĩ sa như vậy sẽ gây sưng phù, chảy máu, bầm tím, nghẹt khó chịu. Trường hợp này cũng cần được phẫu thuật sớm.
- Trĩ bị tắc nghẽn
Do cục máu đông tụ lại, làm búi trĩ nhanh chóng sưng to rất đau, căng bóng. Lúc này cần phẫu thuật để lấy cục máu ngay.
- Trĩ bị viêm nhiễm
Làm nóng rát, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to.
Thay đổi lối sống để phòng và điều trị bệnh trĩ
Phòng bệnh bằng cách ngăn chặn các yếu tố gây bệnh trĩ
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là táo bón. Để tránh táo bón bạn nên thực hiện theo lời khuyên sau:
- Tập thói quen đi lại đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như: cà phê, rượu, trà; tránh các thức ăn nhiều gia vị như: ớt, tiêu; uống đầy đủ nước; ăn thực phẩm giàu chất xơ như: hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.
- Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: bơi lội, đi bộ,…
- Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như: viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ,…
Thay đổi chế độ sinh hoạt.
+ Hạn chế các công việc nặng, tránh các tác động mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng cao.
+ Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
+ Tránh uống rượu, bia hoặc các chất kích thích như: ớt, hạt tiêu,…
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn (mỗi ngày rửa vùng hậu môn 1 – 2 lần), dùng giấy mềm vệ sinh vùng hậu môn mỗi khi đi ngoài.
Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp