Những người mắc bệnh trĩ thường cho rằng bệnh ít nguy hiểm nên rất chủ quan trong việc điều trị và ngại chia sẻ với người khác.
Nhiều công nhân, văn phòng, tài xế, thợ may… đang bị trĩ hành hạ với những triệu chứng như đau rát hậu môn, chảy máu, mất máu khá nhiều khi đang ngồi, ngủ, làm việc. Nhiều người còn bị đè nặng tâm lý vì nghĩ rằng bệnh trĩ phải chữa bằng phẫu thuật chứ không thể chữa được bằng thuốc. Để sớm thoát nỗi ám ảnh này, 3 thay đổi trong suy nghĩ sau sẽ giúp bạn nhanh chóng có quyết định đúng đắn cho bệnh tình của mình:
Không chỉ mình bạn bị trĩ
Trĩ là căn bệnh phổ biến từ xưa tới nay, lịch sử ghi nhận hoàng đế Napoleon Bonaparte là một trong những bệnh nhân chịu đựng căn bệnh này hành hạ nhiều năm. Từ bé, Napoleon bị táo bón, sau đó tiến triển thành bệnh trĩ và ngày càng nặng. Vào ngày diễn ra trận đánh tại Waterloo, ông bị trĩ cấp và đây cũng là một phần nguyên nhân khiến vị hoàng đế này thua trận.
Hiện nay, trĩ trở thành căn bệnh của thời đại. Theo thống kê cho thấy có khoảng hơn 10 triệu người Mỹ bị trĩ, còn tại Việt Nam có tới 50% dân số mắc bệnh này. Trước kia trĩ thường gặp ở những người trên 50 tuổi thì hiện nay hơn một nửa số bệnh nhân đến các phòng khám trĩ có độ tuổi trung bình là 30.
Nguyên nhân là do nhiều người thiếu kiến thức hoặc nghe nói nhiều về trĩ nhưng cho rằng đó là chuyện của người khác nên không tìm hiểu kỹ để phòng bệnh hoặc điều trị kịp thời. Một trong những dấu hiệu để phát hiện sớm căn bệnh này là người bệnh thường bị táo bón, đại tiện ra máu. Ban đầu, máu dính trên phân, nhỏ giọt, mức độ nghiêm trọng thì máu chảy thành tia. Nếu tình trạng xuất huyết kéo dài, người bệnh có thể bị thiếu máu.
Ngày càng có nhiều người bị mắc bệnh trĩ, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân cho rằng phải phẫu thuật thay vì dùng thuốc điều trị.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ thứ hai là sa búi trĩ. Sa búi trĩ là triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh bắt đầu chuyển biến nặng. Ở độ 2, búi trĩ sa xuống rồi có thể tự co lên được, đến độ 3 trĩ sẽ sa xuống phải dùng tay nhét vào. Ở độ 4, trĩ sa hoàn toàn.
Dấu hiệu đau rát hậu môn khi đi vệ sinh, nhất là khi táo bón hoặc tiêu chảy. Cảm giác đau rát trong và sau khi đại tiện kéo dài đến vài giờ xảy ra ở bệnh diễn tiến nặng hơn, có thể bị nứt hậu môn hay biến chứng như trĩ tắc mạch, áp xe hậu môn. Để điều trị có hiệu quả, ngay khi có những dấu hiện đầu tiên, bệnh nhân nên gặp bác sĩ sớm để được tư vấn và khám kịp thời.
Trĩ có thể gây chết người
Anh Nguyễn Tấn Quỳnh (37 tuổi, ngụ quận 10, TP HCM) cho biết đã phải sống chung với căn bệnh này hơn 10 năm nay. "Nhiều đêm đang ngủ thì tôi giật mình tỉnh dậy khi phát hiện chỗ mình nằm ướt sũng do bị chảy máu từ các búi trĩ. Nhưng mãi đến gần đây khi bị thiếu máu trầm trọng và té trong nhà tắm được người nhà đưa đến bệnh viện mới biết mình bị trĩ cấp", anh Quỳnh chia sẻ và cho biết trước giờ biết mình bị trĩ nhưng nghĩ rằng bệnh không nguy hiểm nên anh chọn cách sống chung với nó thay vì chữa trị. Tuy nhiên sau lần suýt chết vì thiếu máu do trĩ, anh Quỳnh quyết định tìm hiểu và điều trị với hy vọng chữa dứt điểm được căn bệnh này.
Tại Việt Nam, có đến 57% người bị trĩ giấu bệnh và điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì trĩ là bệnh mạch máu, tĩnh mạch do đó khi búi trĩ bị sa có thể gây hoại tử và nhiễm trùng máu. Áp-xe hậu môn gây các triệu chứng như xuất huyết, vi khuẩn, độc tố, mủ. Những độc tố này dần dần xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu.
Khi búi trĩ sa ra ngoài lâu sẽ gây chảy máu, nứt, rách hậu môn và tầng sinh môn nên rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu. Nếu tình trạng kéo dài sẽ làm cho người bệnh thiếu máu.
Nhiều người phải nhập viện cấp cứu khi để bệnh trĩ kéo dài lâu ngày dẫn đến việc chảy máu hậu môn.
Có thể chữa bệnh trĩ bằng thuốc
Trước tiên, khi biết mình bị trĩ, người bệnh phải loại trừ những rào cản tâm lý và những quan niệm sai lầm về căn bệnh này đồng thời phải tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với chế độ thể dục phù hợp. Tuy nhiên để có thể chữa dứt điểm được trĩ, người bệnh cần phải trang bị kiến thức về bệnh, sau đó tiến hành điều trị sớm.
Điều trị sớm giúp bạn tránh phải phẫu thuật, tránh bị biến chứng và tiết kiệm chi phí nhưng lại có kết quả cao. Hiện nay, người bệnh điều trị trĩ có thể dùng thuốc không cần kê toa và có hiệu quả được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng quốc tế.
Thuốc giúp cầm máu chỉ trong 3 ngày đầu, giảm hoàn toàn triệu chứng trong vòng 7 ngày. Chỉ sau một tuần dùng thuốc, tất cả các triệu chứng trĩ cấp (chảy máu, ngứa, đau rát...) đều được đẩy lùi, giúp người bệnh thoát khỏi cuộc sống khó chịu kéo dài của bệnh trĩ.
Cùng với việc dùng thuốc, bác sĩ Patricia Raymond - chuyên khoa tiêu hoá tại Virginia (Mỹ) khuyên bệnh nhân không nên sử dụng giấy vệ sinh khi đi đại tiện vì có thể gây rách, chảy máu hậu môn, thay vào đó, sau khi đại tiện nên rửa bằng nước. Buỗi tối trước khi đi ngủ bạn có thể dùng nước ấm có pha chút muối cho loãng để ngâm vùng hậu môn khoảng 30 phút sẽ giúp hỗ trợ điều trị, giảm đau rát hậu môn. Về dinh dưỡng, người bị bệnh trĩ nên tránh bia, rượu và ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.
Bằng cách loại trừ những rào cản tâm lý, quan niệm cũ và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục, gym, yoga, chạy bộ… khoảng 60 phút một ngày, trang bị kiến thức về bệnh, can thiệp và điều trị sớm bằng thuốc, bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ.
N.Loan (vnexpress.net)