Bệnh trĩ sau phẫu thuật cần lưu ý gì?.

3/6/2016 8:53:00 PM

Đa số bệnh nhân trĩ hy vọng rằng, sau phẫu thuật sẽ vĩnh viễn thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ. Tuy nhiên,bệnh trĩ có thể xuất hiện trở lại sau vài tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân sau phẫu thuật trĩ chưa tuân thủ hướng dẫn đầy đủ của thầy thuốc hoặc chưa biết cách phòng tránh tái phát bệnh.

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Thông thường, bệnh nhân cần được phẫu thuật trong trường hợp:

- Trĩ độ 3 có búi trĩ to nhiều múi

- Trĩ độ 4

- Trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính

- Trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Các mức độ của bệnh trĩ nội:

- Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

- Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên

- Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

- Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại thường liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

 

Bệnh trĩ sau phẫu thuật cần lưu ý gì


Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ và gia tăng trở lại sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ.

Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng các phương pháp phẫu thuật như: Cắt trĩ, chích xơ, phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp này, thường rất đau đớn, lâu hồi phục và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Do đó, việc chăm sóc sau phẫu thuật là cực kỳ quan trọng. Vùng hậu môn vốn là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn, việc phẫu thuật có thể trở thành cơ hội để các vi khuẩn này sinh sôi và gây nên nhiễm trùng, bội nhiễm.

Sau phẫu thuật, hậu môn cần thời gian để phục hồi. Để có thể phục hồi hoạt động co bóp, bài tiết phân như bình thường, cần phải có thời gian và thuốc uống, thuốc đặt.

Bởi vậy, thông thường sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần phải sử dụng thêm các thuốc uống, ví dụ như: kháng sinh, thuốc được chỉ định, chống viêm, chống phù nề, nhuận tràng,..

Ngoài ra, để phòng tránh tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật, nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đồng thời nên thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý: Ăn đủ chất xơ, uống đủ nước, hạn chế đồ cay nóng và chất kích thích, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi lội,…

 

(Theo Khám phá)

Tin liên quan

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ