Trĩ là bệnh được tạo thành do dãn quá mức những đám rối tĩnh mạch. Bệnh này thường gặp ở những người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại, táo bón kinh niên, hội chứng lị và những nguyên nhân làm tăng áp lực ở ổ bụng. Trong đó, táo bón là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ.
Táo bón đè nén trực tràng gây trĩ
– Khi bị táo bón, phân sẽ khô, cứng, đè nén lên trực tràng khiến cho tĩnh mạch ở dưới niêm mạc trực tràng phải chịu áp lực và gây cản trở cho quá trình lưu thông máu. Nhất là các tĩnh mạch ở trên trực tràng và những nhánh khác, máu sẽ dễ bị ứ đọng từ đó, hình thành nên bệnh trĩ.
– Những bệnh nhân táo bón khi đi vệ sinh bao giờ cũng phải mất nhiều sức hơn người bình thường bởi khi đó, áp suất trong bụng cũng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống đồng thời, gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch. Điều này, gây ảnh hưởng đến việc sắp xếp những huyết cảm trên trực tràng, phân cũng dễ bị nén ép khiến cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra.
– Những người bị táo bón nặng hoặc thậm chí có thể làm cho niêm mạc trực tràng và lớp cơ tách rời khỏi nhau, ống hậu môn sẽ theo phân chuyển xuống dưới và lâu ngày sẽ gây ra bệnh trĩ.
– Khi bị táo bón, phân khô và cứng đi qua hậu môn, kéo căng vùng da hậu môn và kéo dạn những nếp gấp bởi một lớp niêm mạc cực mòng. Hơn nữa, phân cứng và khô dễ làm tổn thương lớp niêm mạc hậu môn dẫn đến chảy máu.
Vòng xoắn trĩ càng khiến tăng táo bón
Trĩ có thể sẽ gây ra đau đớn khi đi vệ sinh. Khi niêm mạc bị tách rời và cảm giác đau đớn lúc đó rất mạnh. Chính vì vậy, người bệnh sợ hãi và không dám đi vệ sinh. Chính họ đã tạo ra điều kiện cho phân lưu lại lâu hơn trong cơ thể, từ đó gây ra táo bón hoặc nghiêm trọng hơn. Liên quan đến trĩ, ta còn phải nhắc đến phương pháp phẫu thuật. Trong khi phẫu thuật mà cắt bỏ đi quá nhiều lớp biểu bì ở ống hậu môn thì sau đó khoảng 2 tuần hậu môn sẽ hình thành sẹo, co vào và khiến cho cửa hậu môn bị co hẹp tạo nên một sẹo cứng không thể mở ra được. Vì vậy, hậu môn bị hẹp lại khiến phân rất khó lọt qua, từ đó sinh ra táo bón. Hoặc có thể do mất nhiều sức khi đi vệ sinh nên hậu môn bị rạn khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và sợ sệt, hoặc không dám đi vệ sinh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra táo bón hoặc cũng có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của táo bón.
Nên điều trị triệt để cả bệnh trĩ và táo bón
Vì mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc giữa bệnh trĩ và táo bón nên để khỏi hẳn bệnh trĩ và khỏe mạnh, cần chú ý điều trị cả 2 bệnh trên:
– Phòng ngừa ngay tình trạng táo bón bằng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, quả tươi và uống nhiều nước. Hạn chế đồ ăn cay nóng như rượu, cà phê, bia, ớt, hạt tiêu…
– Giúp xua tan sự khó chịu của bệnh trĩ, táo bón bằng cách sử dụng các sản phẩm có chứa thảo dược có công dụng giúp trị bệnh trĩ, táo bón như diếp cá, Curcumin (từ nghệ), đương qui và rutin (từ hoa hòe) kết hợp với magie. Những thảo dược này giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt và giải độc. Đồng thời, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch và co búi trĩ…
– Bên cạnh đó, tránh đứng nhiều, ngồi lâu và mang vác nặng. Nên thường xuyên tập thể dục nhẹ mỗi ngày và tạo thói quen đi cầu hàng ngày. Khi đi cầu không được rặn nên xoa bụng để dễ đi hơn và vệ sinh bằng nước ngay sau đó.
– Nếu đau rát và chảy máu nhiều cần phối hợp đặt hậu môn bằng viên đạn trĩ như Protolog khoảng 10 ngày cùng với việc kiên trì ngâm hậu môn bằng nước muối 0.9% ấm khoảng 10 phút/ngày giúp dễ chịu hơn, giúp vệ sinh sạch và co búi trĩ nhanh hơn.
(bác sĩ trĩ)