Ăn cay, nhậu nhiều, ngồi lâu... là những thói quen khiến không ít người, đặc biệt là giới mày râu dễ mắc bệnh trĩ. Bởi vậy, việc điều trị bệnh ngay từ khi chớm mắc hay ngăn ngừa tái phát sau khi chữa bệnh là điều rất cần thiết giúp nam giới đối phó với “nỗi ám ảnh” bệnh trĩ.
Bệnh trĩ gây ra nhiều tác hại cho nam giới
Do thói quen ăn cay, nóng, lại nhậu nhiều, nam giới là đối tượng dễ mắc trĩ. Đi hỏi 100 người đàn ông, có lẽ đến hơn 90 người có thói quen ăn ớt, mà phải nhiều ớt, ớt phải cay mới “chịu”. Hơn nữa họ lại ít uống nước lọc, ít ăn rau và hoa quả, vì vậy, mắc táo bón và trĩ là điều dễ hiểu.
Nếu như phụ nữ khi mắc bệnh thường tìm cách chữa trị bằng mẹo này mẹo kia, hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hay tìm đến bác sĩ, thì đàn ông, do đặc tính giới, coi “mọi chuyện là chuyện nhỏ” thường thoái thác việc điều trị. Nam giới khi đến bệnh viện thường vì không chịu đựng nổi nỗi khổ sở do bệnh trĩ gây ra.
Bệnh trĩ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày
Bệnh trĩ khi nặng gây cảm giác đau đớn, khổ sở sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, tinh thần không thoải mái. Một số người mắc trĩ ôm nỗi khổ hàng chục năm, âm thầm chịu đựng và khi đến bệnh viện thì tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị trở nên khó khăn, tốn kém và bệnh nhân chịu nhiều đau đớn hơn.
Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ bằng phương pháp phù hợp
Theo các chuyên gia y tế, hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh trĩ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Về ăn uống, nên ăn nhiều rau xanh, quả chín, uống đủ nước (khoảng 2 lít nước/ngày), hạn chế dùng trà đặc và cà phê đặc; hạn chế uống rượu; không lạm dụng các gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu...
Về sinh hoạt, nên tập thể dục mỗi ngày với môn thể thao ưa thích, phù hợp với sức khỏe (đi bộ, chạy, cầu lông, bóng bàn...). Việc tập thể dục đều đặn sẽ kích thích nhu động ruột, giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Theo các chuyên gia, trĩ giai đoạn nhẹ là giai đoạn dễ dàng điều trị nhất. Khi phát hiện đã mắc trĩ ở giai đoạn 1 hay giai đoạn 2 người bệnh cần kịp thời thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc thảo dược...để đẩy lui bệnh. Tránh để bệnh trĩ tái đi tái lại nhiều lần vì những lần tái phát sau, bệnh sẽ ngày càng nặng và nguy hiểm hơn lần trước. Các triệu chứng như chảy máu sẽ rầm rộ hơn thậm chí có người chảy máu thành tia như cắt tiết gà, búi trĩ viêm sưng phồng cọ sát khi vận động khiến người bệnh vô cùng đau đớn. khi bệnh nặng đến độ 3, độ 4 thì các búi trĩ sẽ phát triển to gây sung huyết, sa búi trĩ gây tắc nghẽn mạch và buộc phải phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt trĩ thường gây đau đớn và người bệnh cần thời gian dài để phục hồi sức khỏe, cùng với việc có thể gặp phải những rủi ro như hư hỏng cơ vòng hậu môn, hẹp hậu môn, rò hậu môn…Hơn nữa, không như suy nghĩ của nhiều người là sau khi phẫu thuật, búi trĩ sẽ không “mọc” ra nữa bởi nếu không giữ gìn ăn uống, điều trị đúng, bệnh trĩ vẫn có thể xuất hiện trở lại sau vài tháng.
Lời khuyên của bác sĩ
Các chuyên gia y học cổ truyền tư vấn, người mắc bệnh trĩ cần điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn nhẹ độ 1 và độ 2. Nguyên nhân cốt lõi gây bệnh trĩ là do tỳ vị hư yếu và các thuốc tân dược chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (chảy máu, đau viêm..) chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân khiến bệnh hay bị tái phát. Vì thế, người bệnh nên sử dụng các thuốc y học cổ truyền, tác dụng bổ tỳ vị kết hợp với ăn uống sinh hoạt điều độ. Bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh trĩ tái phát bởi nếu để đến giai đoạn nặng dễ dẫn đến biến chứng nặng nề, thậm chí phải phẫu thuật.
(Theo Khám phá)