Theo thống kê của bộ y tế năm 2015, khoảng 5 – 20 % dân số Việt Nam đang phải đối mặt với các bất ổn của đại tràng, cứ 3 người trưởng thành lại có 1 người mắc bệnh viêm đại tràng. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, viêm đại tràng mãn tính có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đại trực tràng vô cùng nguy hiểm
Mức sống thấp, môi trường ô nhiễm, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động kèm theo việc sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích khiến viêm đại tràng ngày càng phổ biến.
Viêm đại tràng thường được biết đến với các dấu hiệu đặc trưng như rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, rối loạn phân, đau quặn từng cơn…. Với người mắc phải viêm đại tràng cấp thì các triệu chứng trên thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần gây phiền toái và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Viêm đại tràng rất khó chữa trị dứt điểm, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến mãn tính, khi đó người bệnh chỉ còn cách “sống chung với lũ” trong nhiều năm, hoặc có thể là cả đời.
Ung thư đại trực tràng có thể coi là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Tỉ lệ mắc phải ung thư đại trực tràng ở những bệnh nhân viêm đại tràng lâu năm cao gấp 25% so với người bình thường. Sau 8 – 10 năm mắc phải viêm đại tràng mãn tính, nguy cơ ung thư hoá các tế bào niêm mạc dần bắt đầu.
Quá trình chuyển hoá từ viêm đại tràng sang ung thư đại trực tràng
Sau một thời gian dài bị tổn thương, viêm nhiễm cùng với việc sử dụng quá nhiều chất kháng sinh đường ruột khiến hệ vi sinh mất cân bằng, các tế bào niêm mạc đại tràng do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố đã không còn có thể phát triển bình thường. Từ đó việc phân chia không trật tự dẫn đến các tế bào tăng trưởng quá mức, hệ tiêu hoá bắt đầu xuất hiện các tế bào lạ và đây chính là căn nguyên ban đầu của bệnh ung thư – tế bào tiền ung thư.
Quá trình phát triển của bệnh ung thư đại tràng qua các giai đoạn
Vậy đâu là biện pháp ngăn ngừa ?
1. Ăn uống điều độ, lành mạnh: tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt lành mạnh là điều không thể thiếu với bệnh nhân viêm đại tràng. Người bệnh nên dùng cơm, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống … Ngoài ra nên kiêng cữ sữa, mật ong, cà phê, trứng, thịt mỡ và những thực phẩm sinh hơi khác.
2. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ: thăm khám sức khoẻ định kỳ hằng năm giúp chúng ta có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật của cơ thể và áp dụng điều trị một cách kịp thời. Ngoài ra với người viêm đại tràng, việc tầm soát kịp thời giúp tăng khả năng điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng của viêm đại tràng. Sau 8 năm nên tầm soát đại tràng toàn thể, sau 10 năm thì là đại tràng trái, và sau 50 tuổi nên kiểm tra viêm loét ống hậu môn.
3. Điều trị đúng cách, dứt điểm: thường khi gặp phải các triệu chứng đặc trưng của bệnh đại tràng như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón … bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc sử dụng kháng sinh để điều trị. Phương pháp này có thể làm giảm ngay các triệu chứng chỉ trong thời gian ngắn nhất, tuy nhiên đó chỉ là phần ngọn khi các loại kháng sinh đó đã tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn đường ruột – được xem như lá chắn tự nhiên bảo vệ các tế bào niêm mạc đại tràng. Điều đó sẽ khiến bệnh dễ tái phát và dần chuyển biến thành mãn tính. Việc quan trọng nhất ở đây là giúp bề mặt niêm mạc đại tràng mau chóng phục hồi, khôi phục sức khoẻ đường tiêu hoá.
Việc sử dụng các loại TPCN bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt các sản phẩm có chứa thành phần trợ sinh miễn dịch Immunepath-IP, thực chất là các Peptidoglycan có khả năng tăng cường hệ thống lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh được xem như một liệu pháp hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả và trên hết là không gây ra hiện tượng “ lờn thuốc, lờn kháng sinh ”
(Theo Khám phá)