Cách nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ

3/3/2016 12:51:00 AM

Ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón kéo dài khiến vùng hậu môn sưng, sung huyết là nguyên nhân chính gây bệnh, phải dùng thuốc trị trĩ hiệu quả.

Thờ thẫn trước sảnh khu khám bệnh, anh Nguyễn Đình Công ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi là tài xế taxi thường xuyên ngồi nhiều. Hồi trước, tôi hay bị táo bón, đại tiện có chút máu nhưng nghĩ do nóng trong người nên chủ quan. Tới khi phát hiện chỗ ngồi liên tục xuất hiện vết máu, tôi đi khám và được chẩn đoán trĩ đã ở giai đoạn 3, phải mổ”.

Anh Công cũng giống nhiều trường hợp khác không biết cách sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ, dẫn đến điều trị muộn và kết quả không như mong muốn.

Thạc sĩ, bác sĩ Dương Phước Hưng - Trưởng khoa Hậu môn - Trực tràng của Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, trĩ là bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất với khoảng 50% dân số mắc bệnh. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón kéo dài, mang thai khiến cho đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sưng, giãn, sung huyết, viêm. Bệnh diễn tiến âm thầm nên nhiều người chủ quan hoặc biết nhưng giấu bệnh. Chỉ đến khi biến chứng xảy ra như choáng, mất nhiều máu, nhiễm trùng do búi trĩ thòi ra không co lên được, người bệnh mới đến bệnh viện.

Trĩ được phân biệt thành 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Ở trĩ nội, búi trĩ nằm bên trong trực tràng nên người bệnh không sờ thấy. Sau đó, do táo bón kéo dài, ngồi nhiều khiến búi trĩ bị viêm, gây nóng rát, và có thể sa ra ngoài ống hậu môn, chảy máu. Vì vậy, mọi người phải cảnh giác vì trĩ nội thường chỉ nhận biết được khi ở giai đoạn nặng.

Với trĩ ngoại, các tĩnh mạch trĩ nằm ở khu vực dưới da, rìa ngoài hậu môn bị giãn, sau đó bị gấp khúc, viêm, tạo nên búi trĩ. Người bệnh mới đầu có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần đi đại tiện hay ra máu, sờ thấy búi trĩ và đau rát nhiều hơn khiến không thể ngồi, đứng như bình thường. Trĩ ngoại sớm được phát hiện sẽ dễ điều trị hơn trĩ nội.

Với trĩ hỗn hợp, người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội, vừa bị bệnh trĩ ngoại. Khi trĩ sa, không co lên được, kết hợp với các búi trĩ ngoài rìa hậu môn dễ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm vì các tĩnh mạch bị viêm sưng từ trong ra ngoài hậu môn, gây chảy nhiều máu, nhiễm trùng máu nghiêm trọng. Chi phí phẫu thuật trĩ hiện nay từ 15-25 triệu đồng mỗi ca, tùy vào phương pháp áp dụng. Đây là gánh nặng với nhiều gia đình vì vậy người bị trĩ hỗn hợp rất cần được điều trị sớm.

 

Cách nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ


Bệnh trĩ gây phiền toái cho nhiều người nếu không được điều trị bằng thuốc trị trĩ hiệu quả.


Theo bác sĩ Hưng, bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ sẽ dễ điều trị và có thể chữa tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, chuối, táo, lê, khoai, bí đỏ kết hợp với thiết lập lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, kiêng uống bia rượu. Quan trọng hơn, bệnh nhân cần dùng thuốc trị trĩ hiệu quả giúp khống chế búi trĩ và cầm máu. Y học hiện đại đã nghiên cứu ra thuốc chữa trĩ có chứa thành phần flavonoid vi hạt tinh chế giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng dai dẳng. Thuốc đã được nghiên cứu lâm sàng quốc tế. Khi vào cơ thể, thuốc trị trĩ nhanh chóng được hấp thụ qua niêm mạc ruột, giúp cầm máu chỉ trong 3 ngày đầu, giảm hoàn toàn triệu chứng đau rát, vướng víu khó chịu trong vòng 7 ngày của toàn bộ liệu trình. Thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa trĩ tái phát.

Các chuyên gia khuyên, để phòng tránh bệnh trĩ nên lưu ý những điều sau:

- Không nên quá lo lắng, giấu bệnh hay tự ý điều trị vì dễ gây biến chứng hẹp hậu môn, nhiễm trùng, phải phẫu thuật rất tốn kém.

-  Tránh ăn các thực phẩm cay hoặc bia, rượu.

-  Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, trái cây, khoai lang, chuối, đu đủ, bồ ngót, bông cải xanh.

- Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Nếu công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn nên hẹn thời gian để có thể đứng dậy đi lại, vận động 5-10 phút sau khi ngồi khoảng 45-60 phút.

- Tập thể dục như chạy bộ, yoga, cầu lông, tennis, bơi lội 2-3 lần mỗi tuần.

 

Tham khảo thêm: phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất


Nguyễn Linh (vnexpress.net)

Tin liên quan

  • Tiền mất tật mang vì phẫu thuật trĩ "lụi" ở phòng khám tư 5/11/2016

    Ngày 29-7, Thanh tra Sở Y tế Cần Thơ cùng với Công an TP Cần Thơ đã kiểm tra đột xuất tại phòng khám đa khoa Hoàng Kim (số 128 đường 3-2, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, do bà Lê Thị Yến làm chủ cơ sở)....Xem thêm
  • Còn giữ thói quen này đừng mong thoát cơn đau trĩ8/5/2017

    Nhịn đi vệ sinh hoặc xem điện thoại trong thời gian đi vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến bệnh trĩ nặng lên....Xem thêm
  • Làm gì khi bị trĩ tái phát sau phẫu thuật ?1/5/2016

    Cách đây 1 năm, tôi bị trĩ sa ra ngoài không kiểm soát được và đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, nhưng gần đây tôi thấy trĩ xuất hiện trở lại mà không biết tại sao. Xin hỏi bác sĩ, dùng thuốc gì để ngừa trĩ tái phát không? Và ăn kiêng như thế nào không? Cảm ơn bác sĩ....Xem thêm
  • Nguy cơ ung thư đại trực tràng từ đâu?.25/7/2016

    Theo thống kê của bộ y tế năm 2015, khoảng 5 – 20 % dân số Việt Nam đang phải đối mặt với các bất ổn của đại tràng, cứ 3 người trưởng thành lại có 1 người mắc bệnh viêm đại tràng. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, viêm đại tràng mãn tính có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đại trực tràng vô cùng nguy hiểm...Xem thêm
  • Làm gì để giảm cơn đau bệnh trĩ hiệu quả ?26/5/2016

    Giảm đau trĩ ! Làm sao để giảm cơn đau trĩ ? – Cơn đau do trĩ xuất hiện là do hiện tượng các búi trĩ bị thắt nghẹt là nỗi ám ảnh của bệnh nhân....Xem thêm
  • Phòng ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi 21/3/2016

    Bệnh trĩ rất thường gặp, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT) nhưng do bệnh ở vị trí đặc biệt và không gây nguy hiểm nên đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn khi trĩ phình to, thòi ra ngoài hậu môn, gây chảy máu, đau đớn thì người bệnh mới đi khám....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ