Cách tự chuẩn đoán bệnh trĩ đúng đến 80%

4/20/2016 9:26:00 PM

 Một khi đã có bệnh, càng phát hiện sớm, cơ thể người bệnh càng chóng khỏi và tránh được những biến chứng nguy hiểm sau này. Những dấu hiệu được mô tả dưới đây giúp các bệnh nhân "đang nghi ngờ mình bị trĩ" tự nhận biết tới 80% bệnh của mình.

 Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội là khi các búi trĩ chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.

Trĩ ngoại là khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện.

Hiểu đơn giản: Trĩ nội có gốc/chân búi trĩ ở bên trong, Trĩ ngoại có gốc ở ngoài hoặc bên rìa hậu môn còn Trĩ hỗn hợp đó là khi bệnh nhân mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại

 Triệu chứng chính của bệnh trĩ

- Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.

Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu.

Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

- Sa búi trĩ: Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu, mỗi khi đại tiện thì thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được.

Càng lâu ngày, khối đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

 

 Cách tự chuẩn đoán bệnh trĩ đúng đến 80%


Ngối quá lâu trên bồn cầu cũng gây nên bệnh trĩ ( ảnh minh họa)


- Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

 Cần phân biệt bệnh trĩ với một số trường hợp có chảy máu hậu môn khác

- Bệnh ung thư hậu môn, trực tràng, cũng có triệu chứng chảy máu giống như bệnh trĩ, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ, không chịu đi khám và điều trị, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.

- Trường hợp polyp trực tràng cũng cho dấu hiệu chảy máu, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc.

- Khi bị trĩ ngoại, búi trĩ sa ra ngoài, thường lầm với sa trực tràng (lòi dom), cách điều trị của hai loại bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người do ăn uống các chất cay nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu bia...), tăng áp lực ổ bụng do lao động, tư thế, sinh hoạt…

 

Cách tự chuẩn đoán bệnh trĩ đúng đến 80% - 2


 Lao động nặng nguy cơ gây bệnh trĩ cao ( ảnh minh họa)


- Táo bón: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

- Bệnh lỵ: Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

- Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

- Tư thế: Bệnh trĩ thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại, như thư ký bàn giấy, lái xe, nhân viên bán hàng, thợ may …

Ngồi nhiều là nguy cơ thường gặp nhất

Ngoài ra, khi bị u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh có thể chèn ép và cản trở đường về  tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

 

(Theo Khám phá)

Tin liên quan

  • Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị5/10/2016

    Gel HemoClin là giải pháp mới để làm giảm đau và các khó chịu hậu môn. Gel HemoClin dễ sử dụng , nó cung cấp việc làm lạnh tức thì nhằm làm giảm đau hoặc kích ứng....Xem thêm
  • Mẹo hay chữa táo bón chỉ 3 ngày, bệnh trĩ chỉ 6 ngày là khỏi15/5/2016

    GS Đỗ Tất Lợi giới thiệu một bài thuốc được áp dụng nhiều tại các bệnh viện của Liên Xô cũ dùng để trị táo bón và bệnh trĩ bằng của khoai lang mà không cần dùng thuốc....Xem thêm
  • Bệnh trĩ hỗn hợp là gì ?27/4/2016

    Trĩ hỗn hợp ? Sao lắm loại trĩ thế ? cho dù là trĩ nào thì chỉ cần bị một loại thôi cũng đã đủ khiến những ai mắc phải đứng ngồi không yên. Đằng này nếu trót bị bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh ít nhiều hình dung ra sự phức tạp cũng như nguy hiểm của nó....Xem thêm
  • Bệnh trĩ: Dùng thuốc hay phẫu thuật?24/3/2016

    Trĩ là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như chảy máu, sa và ngứa hậu môn. Theo một thống kê ở nước ngoài cho thấy: những người lớn trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 50%....Xem thêm
  • Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại?27/5/2016

    Bệnh trĩ cũng có dăm bảy loại, phổ biến vẫn là trĩ nội và trĩ ngoại. Mỗi loại trĩ đều có phương pháp điều trị khác nhau, chính vì thế nào sao xác định chính xác mình đang mắc trĩ loại gì sẽ giúp người bệnh được điều trị hiệu quả nhất....Xem thêm
  • Bệnh trĩ nên trị dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu28/5/2016

    Thời gian phát hiện và điều trị bệnh trĩ càng sớm thì những hậu quả càng giảm thiểu, vì vậy ngoài thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống, sử dụng lá diếp cá được xem là cách hiệu quả ngăn bệnh ngay từ giai đoạn đầu....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ