Bệnh trĩ là bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng là một bệnh rất phổ biến nhiều người mắc phải. Theo thống kê có khoảng 50% người trung niên bị bệnh này. Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh trĩ hình thành do sự dãn nở quá mức các mạch máu (tĩnh mạch) ở vùng hậu môn trực tràng, vùng hậu môn trực tràng là nơi có chứa rất nhiều bó tĩnh mạch. Khi hệ tuần hoàn lưu thông máu kém, áp lực của vùng bụng và trong lòng ruột lớn dẫn đến tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị ứ máu, căng phồng gây đau tức, có thể gây chảy máu hoặc sa ra ngoài (còn gọi là lòi dom).
Tĩnh mạch phình to trong trực tràng thì gọi là trĩ nội, quanh hậu môn thì gọi là trĩ ngoại.
Người bị bệnh trĩ sẽ có các triệu chứng sau:
- Đau tức nặng vùng hậu môn, chảy máu, lòi dom (sa búi trĩ), các triệu chứng có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ. Có thể chỉ xuất hiện khi mót đại tiện, khi đại tiện, khi ngồi lâu hoặc xuất hiện liên tục bất kể thời gian nào.
- Bệnh trĩ thường tái đi tái lại nhất là khi sức khỏe suy yếu, khi ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn gây táo bón, uống ít nước, ít vận động, ngồi lâu.
Bệnh trĩ thường tái đi tái lại nhiều lần, rất khó chữa khỏi hoàn toàn kể cả khi phẫu thuật cắt bỏ các búi tĩnh mạch (búi trĩ) vì vậy người bệnh cần có kiến thức để chăm sóc bản thân, có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ để tránh bệnh trĩ bùng phát với các triệu chứng nặng, gây đau và chảy máu nhiều.
Khi các triệu chứng của bệnh trĩ tái phát người bệnh cần dùng thuốc sớm để làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh, tránh bệnh nặng hơn. Đồng thời phải hạn chế ăn uống đồ ăn cay nóng như rượu, ớt, hạt tiêu... Tăng cường ăn đồ ít dầu mỡ, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước….
Trong Đông y có rất nhiều vị thuốc giúp điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ như Cỏ mực, Lá móng, Hậu phác, Nghệ, Hoa hòe, Huyết giác,..
- Cỏ mực: Trong dân gian, Cỏ mực nổi tiếng được dùng làm thuốc cầm máu, bổ máu rất nhanh và hiệu quả. Và được sử dụng rộng rãi tại các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,…
- Hoa hòe: Theo y học cổ truyền, hoa hòe điều trị trường phong tiện huyết (đi ngoài ra máu tích phong nhiệt), trĩ ra máu,… Trong y học hiện đại, hoa hòe còn giúp tăng sức bền của thành mạch máu và còn được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết.
- Huyết giác: được dùng để chữa những trường hợp ứ huyết (máu không lưu thông).
- Lá móng: có tác dụng hoạt huyết, dùng để chữa chảy máu ứ máu và còn được sử dụng rộng rãi ở Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Ả - rập Xê – út.
- Nghệ: có tác dụng hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ, dùng để chữa ứ máu, khí huyết uất trệ. Cũng giống như Lá móng, Nghệ được nền y học Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal và các nước Đông Nam Á rất là ưa chuộng nhờ công dụng tuyệt vời của nó.
Nhưng để đạt được hiệu quả nhanh chóng cần phải lựa chọn và phối hợp các vị thuốc một cách khoa học với tỷ lệ thích hợp.
Các dược liệu bổ trợ cho nhau tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường, tác động vào căn nguyên gây bệnh.
Trong bài thuốc phải phối hợp các vị có tác dụng thông mạch chống ứ tắc tĩnh mạch, chống viêm, bền thành mạch, các vị thuốc có tác dụng giảm đau, vị thuốc giúp lành vết thương, cầm máu, các vị thuốc chống táo kết làm mềm phân thì sản phẩm mới đạt tác dụng tốt nhanh chóng làm giảm chảy máu trĩ, đau trĩ, sa búi trĩ.
(Theo Khám phá)