Bệnh trĩ là gì?

3/6/2016 10:17:00 PM

Nhắc tới bệnh trĩ, người ta nghĩ ngay đến một căn bệnh khó nói khi bệnh xảy ra ở vị trí khá nhạy cảm. Cũng chính vì vậy mà đã có rất nhiều người  mắc phải nhưng ngại đi gặp bác sỹ mà tự âm thầm chịu đựng đến khi bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm thì mới thật sự tìm đến với bệnh viện. Để giúp mọi người hiểu rõ bệnh trĩ là gì, các loại bệnh trĩ và mức độ ra sao, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

 

Bệnh trĩ là gì


 Bệnh trĩ là gì?


 Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom, là một căn bệnh về đường hậu môn trực tràng, cơ chế tạo thành bệnh trĩ là do sự phình tĩnh mạch (hay sự co dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này có vai trò hỗ trợ kiểm soát phân thải ra, khi bị tác động các mô này bị sưng hoặc viêm và phồng lên thì gọi là bệnh trĩ.


Những ai có thể mắc bệnh trĩ?


Trong xã hội hiện đại ngày nay bệnh trĩ xảy ra khá phổ biến, không phân biệt nam nữ. Các chuyên gia y học vẫn chưa chứng minh được nguyên nhân chính xác  bệnh trĩ đến từ đâu, nhưng theo đánh giá từ các số liệu thống kê thì các đối tượng dưới đây dễ mắc phải chứng bệnh này:
- Người bị táo bón, kiết liệt lâu ngày
- Những người bị mất nước hoặc thiếu nước
- Nhưng người thường xuyên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu trong suốt thời gian dài gây áp lực lên hậu môn
- Phụ nữ mang thai và sinh con
- Quan hệ tình dục quá độ hoặc bằng đường hậu môn,
- Chế độ ăn uống thiếu chất (ăn ít chất xơ, rau quả), không tập thể dục
- Những người mắc các bệnh ung bướu ở hậu môn và trực tràng.


Phân loại bệnh trĩ: gồm 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp


- Trĩ nội: là loại trĩ hình thành bên trong hậu môn, khi bệnh nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài. Loại này ít gây đau đớn cho người bệnh nên có nhiều người còn không biết rằng mình mắc bệnh. Trĩ nội gồm có 4 cấp độ

  • Cấp độ 1: mới hình thành, búi trĩ chưa sa ra ngoài, triệu chứng chính là chảy máu khi đại tiện
  • Cấp độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên
  • Cấp độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải lấy tay đẩy mới lên được
  • Cấp độ 4: búi trĩ sa bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, dẫn đến hoại tử

- Trĩ ngoại: là hiện tượng búi trĩ xuất hiện ngay từ đầu ở bên ngoài hậu môn, xung quanh lỗ hậu môn. Bệnh dễ được nhận biết và gây nhiều khó chịu cho người bệnh như ngứa, rát, ẩm ướt, đau,.. Trĩ ngoại gồm có các cấp độ:

  • Đại tiện ra máu thành giọt hoặc tia.
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
  • Búi trĩ phát triển về kích thước gây tắc, đau nhức, chảy máu hậu môn.
  • Búi trĩ viêm, loét gây ngứa, đau hậu môn

 

4 cấp độ của trĩ nội

 4 cấp độ của trĩ nội


- Trĩ hỗn hợp: là trường hợp xuất hiện cả 2 hiện tượng trĩ nội và trĩ ngoại trên một cơ thể

 

Các loại bệnh trĩ

Các loại bệnh trĩ


Dấu hiệu rất phổ biến để nhận biết tình trạng bệnh trĩ là hiện tượng đại tiện ra máu, giai đoạn đầu lượng máu rất ít nhưng tăng dần theo mức độ nặng của bệnh, xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, đau rát khi đại tiện.


Những nguy hiểm gây ra từ bệnh trĩ


Một số thông tin cho rằng bệnh trĩ giống như một  căn bệnh ngoài da, chỉ gây khó chịu trong một thời gian mà không quá nguy hiểm. Tuy nhiên đây là những quan điểm chưa đúng. Ngược lại nếu để bệnh “ngự trị” lâu ngày trên cơ thể sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho người bệnh:
- Nghẹt búi trĩ: dù là trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp thì búi trĩ cũng sẽ bị sa ra ngoài hậu môn vào giai đoạn bệnh trở nặng, nếu không chữa trị sớm, búi trĩ phình to sẽ gây ra tình trạng nghẹt hậu môn, làm cho máu không lưu thông gây nghẹt búi trĩ khiến bệnh nhân đau đớn, thậm chí có thể gây  viêm nhiễm hậu môn, áp xe hậu môn, nhiễm trùng máu,…
- Gây thiếu máu: tình trạng thường xuyên ra máu khi đại tiện, lượng máu ra nhiều hơn khi bệnh nặng hơn, nếu kéo dài  sẽ gây thiếu máu, viêm nhiễm, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh.
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh lý: Sẽ rất đau đớn và khó chịu khi người bệnh quan hệ tình dục với bạn đời, tâm lý tự ti, mặc cảm làm giảm khoái cảm, mặc khác việc sinh hoạt tình dục sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.

 

Bệnh trĩ  khến người bệnh luôn khó chịu


Bệnh trĩ  khến người bệnh luôn khó chịu, căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống


- Rối loạn thần kinh: luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, khó chịu, cơ thể đau nhức khiến người bệnh luôn trong tình trạng căng thẳng, lâu ngày còn làm giảm trí nhớ, ngất xỉu,…
- Đặc biệt đối với phụ nữ khi mắc chứng bệnh trĩ, vi khuẩn tích tụ lâu ngày quanh hậu môn dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, tác động đến chức năng sinh sản.


Hiểu được bệnh trĩ là gì, những tác hại và sự bất tiện mà bệnh trĩ mang lại, hy vọng bạn sẽ  nhìn nhận đúng đắn hơn về căn bệnh khó nói này. Chẳng may bạn hoặc người thân mắc phải, đừng vì ngại ngùng mà không đi chữa trị sớm. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ mang lại một cuộc sống vui vẻ và thoải mái cho bạn và người thân.

 

Người bệnh cần được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và theo dõi của các chuyên gia và bác sĩ, tổng đài tư vấn miễn phí 08 - 6296 2262.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ

 

Câu hỏi liên quan về bệnh trĩ:

 


Câu hỏi:  Bệnh trĩ có gây vô sinh không? Có di truyền hay lây không?


Trả lời:  Bệnh trĩ  không gây vô sinh; Bệnh không di truyền và  không lây.


Câu hỏi: Tôi đang mắc bệnh trĩ nhưng thích đá bóng, vận động nhiều có ảnh hưởng đến bệnh trĩ không?


Trả lời: Đá bóng, vận động nhiều không ảnh hưởng đến bệnh trĩ nội độ I, độ II. Nếu bạn bị bệnh trĩ nội từ độ III đến độ IV hoặc bị bệnh trĩ ngoại thì khi đá bóng, vận động nhiều có ảnh hưởng đến bệnh trĩ đấy.

Câu hỏi: Đi tiêu bị chảy máu, nhưng không rát hay ngứa có phải bệnh trĩ không?


Trả lời: “Đi tiêu bị chảy máu, nhưng không rát hay ngứa” cũng có thể là bệnh trĩ đấy, muốn biết chắc chắn có phải bị bệnh trĩ hay không phải đến BS chuyên khoa Tiêu hóa khám nhé

Câu hỏi: Con tôi 3 tuổi, phần hậu môn phía trước của bé bị lồi mềm, bé hay bị táo bón, như vậy có phải bị trĩ không? trị bằng cách nào?


Trả lời: Con bạn chắc chắn không phải bị bệnh trĩ vì trẻ 3 tuổi không mắc bệnh trĩ, tuy nhiên cháu có những dấu hiệu không bình thường vì vậy bạn cần đưa cháu đến BS chuyên khoa Tiêu hóa khám nhé.

Câu hỏi: Em đi ngoài có dính ít máu, thỉnh thoảng hậu môn bị ướt có dịch vàng, có phải bị trĩ không?


Trả lời: Nếu bạn đi ngoài phân thành khuôn và có dính ít máu tươi thì có thể bạn bị mắc bệnh trĩ; Nếu bạn “thỉnh thoảng hậu môn bị ướt có dịch vàng”, đặc biệt nếu kèm theo phân lỏng mà có máu thì phải đến BS chuyên khoa Tiêu hóa khám ngay, có thể bạn phải Nội soi Trực tràng hoặc Đại tràng đấy.

TS Bs - Tống Văn Lược - Thư Ký Hội Nội Khoa Việt Nam

Tin liên quan

  • Bệnh trĩ khi mang thai và cách phòng tránh29/4/2016

    Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ trong thai kỳ, phụ nữ trong thời gian mang thai lại đối diện với căn bệnh có thể làm cho vùng hậu môn sưng và có thể chảy máu khi đi tiêu, nếu nặng có trường hợp trĩ bị lồi ra ngoài gây đau....Xem thêm
  • Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị5/10/2016

    Gel HemoClin là giải pháp mới để làm giảm đau và các khó chịu hậu môn. Gel HemoClin dễ sử dụng , nó cung cấp việc làm lạnh tức thì nhằm làm giảm đau hoặc kích ứng....Xem thêm
  • Giảm đau cho người bệnh trĩ bằng những cách đơn giản22/3/2016

    Chỉ cần một vài lưu ý nhỏ cần nhớ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày là bạn có thể dễ dàng giảm bớt sự đau đớn do bệnh trĩ mang lại....Xem thêm
  • Bệnh trĩ - Hãy hiểu đúng và xử trí đúng7/1/2016

    Trong quá trình khám chữa bệnh trĩ chúng tôi nhận thấy một số bà con hiểu sai về bệnh trĩ dẫn đến những điều trị không đúng và đôi khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng....Xem thêm
  • HemoClin - Giải pháp tối ưu cho bệnh Trĩ và nứt Hậu môn28/6/2016

    HemoClin là sản phẩm điều trị trĩ và nứt hậu môn với các thành phần có nguồn gốc tự nhiên, thành phần chính là phức hợp 2QR được chiết xuất từ cây lô hội, đây là một phức hợp chuỗi dài các polysaccharides có gắn các phần tích điện âm trên phân tử. ...Xem thêm
  • Bệnh trĩ hỗn hợp là gì ?27/4/2016

    Trĩ hỗn hợp ? Sao lắm loại trĩ thế ? cho dù là trĩ nào thì chỉ cần bị một loại thôi cũng đã đủ khiến những ai mắc phải đứng ngồi không yên. Đằng này nếu trót bị bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh ít nhiều hình dung ra sự phức tạp cũng như nguy hiểm của nó....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ