Để bệnh trĩ không nặng hơn sau tết.

5/24/2016 4:51:00 PM

 Bệnh trĩ là bệnh mạn tính do sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ. Nếu búi trĩ thuộc tĩnh mạch trĩ trên gọi là trĩ nội, tĩnh mạch trĩ dưới gọi là trĩ ngoại. Vị trí của trĩ nội nằm ở dưới trực tràng và phần trên của hậu môn. Trĩ ngoại nằm ở hậu môn.

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn.Có nhiều yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ như: đứng nhiều, ngồi nhiều (nhân viên bàn giấy, thợ may), làm việc nặng nhọc(khuân vác); táo bón, tiêu chảy, lỵ, viêm đại tràng mạn tính… Nhưng trong đó chế độ ăn không hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng.

Việc ăn uống không đúng cách có thể làm bệnh trĩ nặng hơn vì thói quen ăn uống nhiều rượu bia, đồ ăn cay nóng …trong dịp tết sắp tới. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bệnh nhân mắc bệnh trĩ có một chế độ ăn hữu ích để bệnh trĩ không nặng hơn sau tết:

 

Để bệnh trĩ không nặng hơn sau tết.


Người bệnh trĩ cần uống nhiều nước ( ảnh minh họa)


I. Thực phẩm nên ăn

1. Hãy uống nhiều nước

Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân.

Một ngày phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…

Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.

Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.

 2. Ăn thức ăn có nhiều chất xơ:

Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.

Các loại rau quả, ngũ cốc là ứng cử viên số một cung cấp chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…

3. Thực phẩm nhuận tràng

Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.

Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.

Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.

Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.

Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt...

 

Để bệnh trĩ không nặng hơn

 

Nước ngọt có gas vì làm tăng áp lực trong khung ruột ( ảnh minh họa)


4. Thức ăn nhiều chất sắt

Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), ...

Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.

Thịt rùa: có tác dụng tốt cho người bị trĩ đại tiện ra máu lâu, có công hiệu bổ máu.

Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.

5. Các loại dầu

Trong mỗi bữa ăn, nên dùng dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong món rau trộn. Trong món súp hay bất kỳ món ăn nào thích hợp, hãy dùng dầu ô liu và dầu lanh. Vào cuối mỗi bữa ăn nên uống bổ sung dầu cá, đây là một trong những loại dầu quan trọng nhất cần dùng thường xuyên.

II. Thực phẩm nên tránh

Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein.

Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.

Những gia vị cay, nóng như: ớt, hồ tiêu, hành... gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

Nước ngọt có gas vì làm tăng áp lực trong khung ruột.

Hạn chế rượu bia, đồ uống chất kích thích.

Giảm tối đa bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và sô-cô-la vì không chỉ gây táo bón mà còn tăng phản ứng ngứa hậu môn.

Kiêng tuyệt đối món ăn nào đã gây dị ứng trước đó.

 

(Theo Khám phá)

Tin liên quan

  • Tiền mất tật mang vì phẫu thuật trĩ "lụi" ở phòng khám tư 5/11/2016

    Ngày 29-7, Thanh tra Sở Y tế Cần Thơ cùng với Công an TP Cần Thơ đã kiểm tra đột xuất tại phòng khám đa khoa Hoàng Kim (số 128 đường 3-2, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, do bà Lê Thị Yến làm chủ cơ sở)....Xem thêm
  • Làm gì khi bị trĩ tái phát sau phẫu thuật ?1/5/2016

    Cách đây 1 năm, tôi bị trĩ sa ra ngoài không kiểm soát được và đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, nhưng gần đây tôi thấy trĩ xuất hiện trở lại mà không biết tại sao. Xin hỏi bác sĩ, dùng thuốc gì để ngừa trĩ tái phát không? Và ăn kiêng như thế nào không? Cảm ơn bác sĩ....Xem thêm
  • Nguy cơ ung thư đại trực tràng từ đâu?.25/7/2016

    Theo thống kê của bộ y tế năm 2015, khoảng 5 – 20 % dân số Việt Nam đang phải đối mặt với các bất ổn của đại tràng, cứ 3 người trưởng thành lại có 1 người mắc bệnh viêm đại tràng. Tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời, viêm đại tràng mãn tính có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đại trực tràng vô cùng nguy hiểm...Xem thêm
  • Tìm hiểu về hiện tượng chảy máu sau phẫu thuật trĩ7/5/2016

    Trĩ chảy máu là một chứng trạng thường gặp, thông thường sẽ tự dừng chảy máu sau khi đại tiện. Nhưng hiện tượng chảy máu nhiều ở trĩ đa số là do bị trĩ nặng hoặc do trĩ lòi ra làm động tĩnh mạch trĩ bị nứt ra....Xem thêm
  • Những bài thuốc ngâm giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả3/12/2015

    Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người nhưng lại gây phiền phức cho cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phòng bệnh trĩ, phong benh tri là một điều rất quan trọng, hỗ…...Xem thêm
  • Cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả1/3/2016

    Ăn rau, hoa quả, uống nhiều nước, tránh các món cay, tập thể dục thường xuyên, dùng thuốc trĩ hiệu quả... giúp hạn chế và thoát khỏi nỗi lo mắc bệnh này....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ