Ảnh hưởng tới thai nhi khi mẹ bầu cảm - ho?.

7/27/2016 9:29:00 AM

Mang thai là một hành trình thiêng liêng với mỗi người phụ nữ. Hành trình kỳ diệu này được in dấu bởi rất nhiều hạnh phúc nhưng cũng thường trực vô vàn câu hỏi và lo lắng cho bé yêu sắp chào đời.

Làm sao để con yêu luôn mạnh khỏe và phát triển tốt? Trong đó, cảm – ho gây nên không ít bận tâm với các bà bầu bởi đây là một trong các triệu chứng thường gặp khi mang thai.

1. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị cảm – ho – sổ mũi?

Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng cao, lượng máu tăng trên toàn cơ thể dẫn đến tăng tiết dịch nhầy khiến đường thở bị thu hẹp, dễ xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu bà bầu không được điều trị kịp thời thì đây là cơ hội để các virus, vi khuẩn xâm nhập gây cảm cúm, viêm đường hô hấp với biểu hiện ho (ho khan hoặc ho có đờm), sốt. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết lúc mang thai cũng làm suy giảm miễn dịch. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao.

 

Ảnh hưởng tới thai nhi khi mẹ bầu cảm - ho


2. Ảnh hưởng của các triệu chứng cảm – ho – sổ mũi của mẹ bầu với thai nhi

Cảm lạnh thường xuất hiện với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi/nghẹt mũi. Những triệu chứng cảm, sổ mũi tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi nhưng dễ khiến mẹ bầu mệt mỏi. Tình trạng mệt mỏi, xuống tinh thần kéo dài của mẹ có thể ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi. Bản thân những triệu chứng ban đầu như sổ mũi, nghẹt mũi nếu không được giải quyết sớm sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp sâu hơn (nước mũi đọng là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn, virus) với biểu hiện sốt, ho (có đờm hoặc không), đau đầu, mệt mỏi nghiêm trọng.

Kết quả các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bị sốt trong khoảng 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây nguy cơ dị tật tim bẩm sinh ở bé (11,2%) với tỉ lệ 80% dị tật tim đặc biệt với bệnh cảm và sốt, khả năng này có thể tăng hơn gấp 2 lần bình thường.  Nguyên do cơ thể bé thường đáp ứng rất kém với tình trạng tăng nhiệt ở mẹ khi mẹ bị sốt.

Với triệu chứng ho, nếu ho nhẹ và thoáng qua thì không ảnh hưởng gì tới thai nhi. Nếu hắt hơi sổ mũi thường xuyên, ho mạnh và dai dẳng sẽ gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng tới hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai, sảy thai.

Người mẹ bị viêm đường hô hấp nặng có thể gây một số ảnh hưởng đến thai kỳ như: sinh non, nhiễm trùng bào thai, thai suy dinh dưỡng.

3. Ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi

Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng. Các loại thuốc ngậm, điều trị tại chỗ cũng không thực sự an toàn bởi một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn hấp thụ vào máu và truyền qua nhau thai tới thai nhi.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cảm – ho như nhóm thuốc long đờm, giảm ho hay kháng histamin được cho là ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Guaifenesin là thuốc điển hình trong nhóm thuốc loãng đờm. Thuốc này làm tăng sự tiết dịch (chủ yếu là nước) trên bề mặt đường hô hấp. Sự tăng tiết này làm đờm có thêm nước hòa tan nên sẽ làm tăng khối lượng đờm, tăng thể tích đờm, đờm trở nên lỏng ra, dễ đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật cho thấy sử dụng guaifenesin có thể để lại dị tật nổi bật là các dị tật tim mạch trên bào thai.

Nhóm thuốc thứ hai là thuốc hóa giáng đờm là những thuốc tác dụng trực tiếp vào đờm, có tác dụng bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong nội bộ đờm làm sự liên kết của chúng trở nên lỏng lẻo hơn, làm cho đờm bớt đặc, dễ bị thải bỏ ra ngoài. Thuốc kinh điển nhóm này là acetylcystein, ambroxol, carbocistein, bromhexin...Theo các nghiên cứu dược động học, acetylcystein có khả năng truyền qua nhau thai sang thai nhi. Do đó, chỉ được dùng khi cân nhắc lợi ích lớn hơn nguy cơ.

Nhóm thuốc co mạch được sử dụng nhiều để giảm triệu chứng sổ mũi cũng mang nhiều tác dụng phụ với phụ nữ có thai. Thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp trên thụ thể alpha ở niêm mạc đường hô hấp gây co mạch, làm giảm các triệu chứng sung huyết, phù nề niêm mạc mũi, làm thông thoáng đường thở, tăng dẫn lưu dịch mũi xoang, vì thế mà làm giảm tạm thời các triệu chứng sung huyết mũi đi kèm với viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch hoặc viêm mũi cấp do cảm lạnh. Thuốc có thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp với một số thuốc khác như acetaminophen (hạ sốt, giảm đau), clorpheniramin (chống dị ứng), dextromethorphan (thuốc giảm ho)... để làm giảm bớt các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi do dị ứng hay không do dị ứng. Tuy nhiên các nhà chuyên môn khuyến cáo các hoạt chất như pseudoephedrine, phenylephrine có thể gây giảm lưu lượng máu tới thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Một loại thuốc quen thuộc nữa phải kể đến là dextromethorphan, thuốc giảm ho phổ biến để điều trị triệu chứng ho do họng và phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải chất kích thích. Theo cục quản lý dược phẩm Hoa Kỳ, dextromethorphan có thể gây quái thai nên cần được thận trọng khi sử dụng.

4. Vậy mẹ bầu bị cảm – ho nên làm gì?

Ngay từ khi mẹ bầu chớm có các dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi thì nên sử dụng một số bài thuốc từ thảo dược như quất quất hấp mật ong, húng chanh hấp đường phèn… kết hợp với vệ sinh mũi thường xuyên 2-3 lần/ngày và uống nhiều nước.

Nếu các triệu chứng tai mũi họng nặng thêm và ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày (ăn không ngon, ngủ không yên- lúc này sẽ ảnh hưởng thai nhi nhiều) thì nên khám lại tại bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và điều trị phù hợp.

 

(Theo Khám phá)

Tin liên quan

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ