Kiểm tra phát hiện bệnh trĩ và khái niệm về trĩ ngoại

12/3/2015 11:25:00 PM

1. Trĩ ngoại là gì? Chia thành mấy loại?

Trĩ ngoại là do chùm tĩnh mạch ngoài trĩ bị giãn, gấp khúc tạo nên. Nó nằm phía dưới vùng lược, có thể nhìn thấy không thể đưa vào trong hậu môn, thường không chảy máu. Hình thái của nó có một số loại sau:

– Trĩ ngoại do tắc mạch máu: Là do tĩnh mạch trên trĩ bị tắc hay vỡ gây chảy máu, mạch máu đầy những cục máu, ở dưới da phần cửa hậu môn hình thành những cục trĩ nhỏ hình ôvan, tự cảm thấy đau tức.

– Trĩ ngoại do tĩnh mạch bị gập phình: Là do dưới da tĩnh mạch bị gấp khúc, ở phần rìa cửa hậu môn hình thành những viền bướu hình tròn, hình bầu dục hay hình dài. Nếu có phù thũng, hình trạng sẽ lớn hơn, trong bướu trĩ có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.

– Trĩ ngoại do chứng viêm: Là do những nếp gấp ở cửa hậu môn bị viêm, phù thũng gây nên. Thường cửa hậu môn bị tổn thương, do lây nhiễm vi khuẩn gây nên.

– Trĩ ngoại di tổ chức kết đế: Do rãnh nhăn ở phần rìa cửa hậu môn phình to, các mô kết đế bị tăng sinh, trong đó mạch máu lại rất ít, do những mảnh da dài ra, gọi là trĩ ngoại do da. Ở vùng rìa hậu môn có thể thấy những mảnh da đơn phát hoặc vòng tròn sa xuống và lòi ra, trĩ hình vòng có thể có dạng mào hoa, gọi là trĩ ngoại dạng da thừa hay còn gọi là trĩ tiêu binh.


2. Khi kiểm tra trĩ cần chú ý những vấn đề gì?

Do trĩ nằm ở trên và dưới vùng lược, khi trĩ không nặng, đặc biệt nếu chỉ bị trĩ nội đơn thuần sẽ không thể nhìn thấy trĩ ở ngoài hậu môn, vì vậy thường khi cần phải kiểm tra cơ thể mới phát hiện ra. Nếu phương pháp kiểm tra không thích hợp, sẽ không biết rõ được trĩ nội. Do đó khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ phải chú ý một số điểm sau:

(1) Trước khi kiểm tra phải hỏi bệnh nhân tường tận tỉ mỉ, nếu bệnh sử trĩ nội lòi ra và đại tiện ra máu thì khi kiểm tra phải hết sức chú ý xem nhiều lần để tránh bỏ sót.

(2) Khi kiểm tra phải để bệnh nhân thả lỏng toàn thân nằm ở vị trí thoải mái, vạch hậu môn xem xét dưới ánh sáng, đặc biệt là bệnh nhân có hậu môn thịt vào trong, khi kiểm tra phải dùng đèn tụ quang.

(3) Khi kiểm tra, bác sĩ phải dùng 2 ngón tay cái đè lên hai bên hậu môn và nhẹ nhàng day trong 1-2 phút, làm các cơ vòng ở cửa hậu môn nhão lỏng ra giúp trĩ lộ ra ngoài.

(4) Khi kiểm tra hậu môn bằng phương pháp soi, thao tác phải nhanh nhẹn, nếu để kính soi hậu môn đè lên ống hậu môn quá lâu sẽ làm mạch máu ở hậu môn bị sung huyết, máu bị ứ trệ sẽ dễ tưởng nhầm là trĩ.


Theo Healthplus.vn

Tin liên quan

  • Suýt chết vì đắp lá chữa bệnh trĩ9/3/2016

    Ngày 20.7, PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Khoa Khám bệnh cấp cứu, Bệnh viện (BV) Việt Đức, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, BV vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân trong tình trạng sức khỏe nguy kịch vì đắp thuốc Nam của thầy lang để chữa bệnh trĩ....Xem thêm
  • Suýt mất mạng do chích thuốc trị trĩ16/3/2016

    Ngày 26-1, bác sĩ La Văn Phú, trưởng khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết vừa cấp cứu một bệnh nhân nữ bị búi trĩ sau sinh, đi chích thuốc ở một phòng khám và bị sưng nhiễm trùng hậu môn, chảy máu....Xem thêm
  • Những điều cần biết về bệnh trĩ3/12/2015

    Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu về… ...Xem thêm
  • Sút gần 10kg vì bệnh trĩ6/3/2016

    Hơn 5 năm sống chung với bệnh trĩ, chị Khánh An ở Giáp Nhị, Hà Nội sút gần chục cân, phần vì mất máu nhiều mỗi lần đi ngoài, phần vì quá lo lắng nên mất ăn mất ngủ. Chủ quan không chữa trị sớm nên bệnh của chị mới nặng như vậy....Xem thêm
  • Chuẩn đoán phân biệt bệnh trĩ và ung thư đại tràng25/4/2016

    Bệnh trĩ và ung thư đại tràng có một triệu chứng tương đối giống nhau là đại tiện ra máu. Bệnh khá phổ biến ở độ tuổi trung niên và người già, còn ung thư đại tràng thường ít gặp hơn....Xem thêm
  • Khốn khổ với bệnh khó nói17/3/2016

    Một bạn đọc đã cảm ơn phóng viên Tuổi Trẻ rối rít sau chặng đường gian nan chữa “bệnh khó nói”. Trường hợp này không hiếm gặp khi trong xã hội hiện đại, nhiều người vướng phải căn bệnh ngồi hoài trong nhăn nhó này....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ