Biến chứng khôn lường khi chữa trĩ bằng thuốc 'lang băm'

6/5/2016 3:02:00 PM

Vì bệnh ở chỗ khá nhạy cảm nên nhiều người có tâm lý e dè không đến bệnh viện mà tìm đến đắp lá, bôi thuốc của 'lang băm' dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.

 

Biến chứng khôn lường khi chữa trĩ bằng thuốc 'lang băm'


Nhiều người bị biến chứng khi trị bệnh trĩ bằng cách đắp lá, bôi thuốc của các 'lang băm' - Ảnh minh họa: H.M


Hẹp hậu môn do đắp, bôi thuốc

Cách đây một tuần, phòng khám khoa Hậu môn - Trực tràng, BV Đại học Y dược TP.HCM tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam, 37 tuổi (ở Trà Vinh) đến khám với biến chứng loét, hẹp hậu môn, không thể đại tiện.

Bệnh nhân khai với bác sĩ, do đi cầu chảy máu, sau đó thấy sa ra búi trĩ nên rất lo lắng nhưng ngại đi BV. Thấy người làng 'mách nước' đến thầy lang nên bệnh nhân đi bôi thuốc gia truyền.

Tuy nhiên sau khi bôi thuốc thì bệnh nhân thấy đi cầu khó khăn hơn, phân càng ngày càng nhỏ. Cho đến khi không thể đi cầu được nữa bệnh nhân đành phải cấp tốc đến BV khám. Các bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thuật tạo hình hậu môn để bệnh nhân có thể đi cầu được.

Bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng khoa Ngoại 1, Trưởng phân khoa Hậu môn - Trực tràng, BV Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trung bình một tháng, phòng khám Hậu môn - Trực tràng của BV tiếp nhận vài trường hợp đắp, bôi thuốc gia truyền chữa trĩ gây ra biến chứng nhiễm trùng hậu môn hay hẹp hậu môn.

Hẹp hậu môn là biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Nhiễm trùng hậu môn nếu không điều trị đúng thời điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn như nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Hưng cũng từng điều trị cho một phụ nữ chích xơ trĩ bị biến chứng rò trực tràng âm đạo làm phân trào qua âm đạo.

"Nhiều bệnh nhân khi đã đến khám do biến chứng đều cho biết vì bệnh ở vùng nhạy cảm nên họ mắc cỡ, ngại nên mới tìm đến đắp lá, bôi thuốc của các thầy lang", bác sĩ Hưng cho hay.

Bệnh nhân thường được cho đắp lá, bôi thuốc hoặc chích trực tiếp vào búi trĩ. Do thuốc không hề qua kiểm nghiệm hay cấp phép của cơ quan có thẩm quyền nên gây ra các biến chứng đáng tiếc.

“Không phải cứ thấy lòi búi ra là nói bị trĩ”

Bác sĩ Hưng cũng chia sẻ, nhiều trường hợp xảy ra biến chứng còn do điều trị sai khi hiểu nhầm trĩ với các bệnh lý khác về đường hậu môn.

“Không phải cứ thấy lòi búi ra là nói bị trĩ. Nếu điều trị sai bệnh hậu quả lại càng nặng nề”, bác sĩ Hưng nói.

Triệu chứng chảy máu và có búi lòi ra như trĩ có thể gặp ở các trường hợp bị nứt hậu môn, sa trực tràng, polyp, ung thư trực tràng hậu môn…

"Với bệnh nhân bị sa trực tràng mà áp dụng cách chữa trĩ như trên sẽ gây hoại tử, nếu là nứt hậu môn thì vô tình làm hậu môn càng hẹp hơn, còn nếu đó là polyp thì sẽ kích thích polyp nhanh tiến triển thành ung thư", bác sĩ Hưng nói.

Trung bình một ngày, phòng khám Hậu môn - Trực tràng của BV Đại học Y dược TP.HCM khám cho khoảng 70 bệnh nhân bị trĩ (chiếm khoảng gần 80%). Không ít bệnh nhân cứ khăng khăng với bác sĩ mình bị trĩ khi không biết rằng có nhiều bệnh có biểu hiện giống hệt trĩ.

Vì vậy, bác sĩ Hưng khuyến cáo bệnh nhân khi có triệu chứng như chảy máu hay có búi lòi ra ở hậu môn cần đến BV khám sớm để bác sĩ loại trừ các bệnh lý khác với trĩ.

 

Để phòng bệnh, điều đầu tiên là nên tránh đứng hay ngồi lâu. Người lái xe, thợ may, dân văn phòng… là những đối tượng có nguy cơ cao bị trĩ vì thế cần phải cố gắng đi lại ít nhất là vài phút để máu lưu thông tốt. Ngoài ra, phải tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ quả hay thức ăn có tính thanh nhiệt, nhuận tràng

Bác sĩ Dương Phước Hưng


Hà Minh (thanhnien)

Tin liên quan

  • Nhiều người ngại thăm khám bệnh trĩ3/3/2016

    Do tâm lý e ngại trĩ là bệnh ở vùng kín nên người bệnh thường chọn thuốc trị trĩ cấp thay vì đến thăm khám sớm, nhất là ở phái nữ....Xem thêm
  • Bệnh trĩ và những sai lầm khi điều trị31/5/2016

    Mọi người thường nghĩ việc tập thể dục, thiền hay yoga có thể chữa khỏi được bệnh trĩ, tuy nhiên việc tập luyện không phù hợp làm cho bệnh trầm trọng hơn....Xem thêm
  • Suýt mất mạng do chích thuốc trị trĩ16/3/2016

    Ngày 26-1, bác sĩ La Văn Phú, trưởng khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết vừa cấp cứu một bệnh nhân nữ bị búi trĩ sau sinh, đi chích thuốc ở một phòng khám và bị sưng nhiễm trùng hậu môn, chảy máu....Xem thêm
  • Suýt chết vì đắp lá chữa bệnh trĩ9/3/2016

    Ngày 20.7, PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng Khoa Khám bệnh cấp cứu, Bệnh viện (BV) Việt Đức, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, BV vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân trong tình trạng sức khỏe nguy kịch vì đắp thuốc Nam của thầy lang để chữa bệnh trĩ....Xem thêm
  • Dược thiện dùng cho bệnh táo bón11/4/2016

    Bình thường trên 2 ngày không đi tiêu được hoặc mỗi ngày đi tiêu không thuận lợi phải rặn nhiều lần,đi lâu, phân khô cứng, đi rồi vẫn cảm thấy đầy bụng, đó gọi là táo bón....Xem thêm
  • Chị em văn phòng khổ sở vì bệnh trĩ9/3/2016

    Trĩ là bệnh nằm ở chỗ kín nên nhiều bệnh nhân, nhất là phụ nữ trẻ có tâm lý ngại ngùng không dám đi khám....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ