Cơn ngứa dữ dội ở toàn thân không ngờ lại là biểu hiện cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Khi bà mẹ trẻ người Anh Magdalen Rees mang thai đứa con đầu lòng ở tuần thứ 35, cô bỗng bị ngứa nặng ở vùng bụng.
"Mặc dù cảm giác ngứa lúc đầu chỉ nhẹ nhàng nhưng về sau càng ngày càng nặng dần. Tôi phải gãi bụng liên tục nhưng cũng không đỡ", Magdalen nhớ lại.
Khi bà mẹ trẻ than phiền về vấn đề đó với một nữ hộ sinh khi đặt lịch khám thai, nữ hộ sinh này lại chỉ trấn an Magdalen rằng việc ngứa khi mang bầu là phản ứng bình thường và chỉ cần chú ý bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên.
Ba tuần nay, Magdalen đến bệnh viện siêu âm định kỳ. Cô nghĩ mình lại tiếp tục được nhìn những hình ảnh cử động đáng yêu của con. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra. Đứa trẻ trong bụng Magdalen đã chết lưu từ trước đó một thời gian. Bà mẹ trẻ lặng người khi biết cô đã bị ứ mật trong gan (ICP) - một căn bệnh thai kỳ có thể giết chết thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bà mẹ trẻ Magdalen Rees bên hai cô con gái sinh sau lần mất con đầu lòng vì ứ mật trong gan thai kỳ.
Ngứa da có thể là biểu hiện thai nhi gặp nguy hiểm
Cảm giác ngứa trầm trọng ở da toàn thân trong giai đoạn 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu của ứ mật trong gan thai kỳ.
Khi mật không chảy bình thường trong các ống nhỏ của gan, mật sẽ tích tụ trong da, khiến mẹ bầu gặp cảm giác ngứa. Ngứa có thể xảy ra đầu tiên ở lòng bàn chân và lòng bàn tay, sau đấy lan ra ngứa toàn thân. Ngứa có thể rất dữ dội và thường nặng hơn vào ban đêm.
Ngứa là triệu chứng chỉ đầu tiên của ứ mật trong gan thai kỳ nhưng rất đang quan tâm.
Ứ mật trong gan thai kỳ làm tăng nguy cơ thai chết lưu , vì vậy mẹ sẽ phải siêu âm định kỳ và theo dõi tim thai thường xuyên kết hợp với xét nghiệm chức năng gan nếu có biểu hiện ngứa dữ dội và nghi ngờ mắc bệnh.
Với những biểu hiện ngứa thông thường, làm thế nào để giảm ngứa
Tình trạng bị ngứa khi mang thai xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Nếu chỉ là ngứa da thông thường, đó là do biến đổi về sinh lý khi cơ thể tăng cân khi mang thai, hormone thai kỳ ảnh hưởng đến lượng sắc tố, đổ mồ hôi nhiều do nóng trong thai kỳ.
Với những trường hợp ngứa khi mang bầu do nguyên nhân phổ biến không nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giảm ngứa khi mang bầu sau:
- Tránh tắm vòi sen nóng. Nước nóng có thể làm khô da của bạn và làm cho cơn ngứa tồi tệ hơn. Sử dụng xà phòng nhẹ, không mùi và rửa thật sạch xà phòng sau khi tắm.
- Có thể tắm với bột yến mạch.
- Bôi kem dưỡng ẩm không mùi sau khi tắm.
- Hãy thử đặt gạc ẩm, mát lên trên vùng ngứa.
- Tránh đi ra ngoài trong ngày nóng vì nhiệt độ có thể làm tăng ngứa.
- Mặc quần áo cotton mịn.
- Tuyệt đối không cào, gãi hay tác động lực mạnh khi ngứa, bởi nó chỉ làm vùng da ở đó thêm ngứa ngáy, tổn thương. Bầu cũng nên cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với chỗ da ngứa.
Theo Hà My (Dịch từ Dailymail và Babycenter) (Khám Phá)