Mẹ ăn uống thế này thai nhi chậm phát triển là đúng

10/29/2017 9:39:00 AM

Nếu mẹ bầu có cách ăn uống không hợp lý, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.


1. Ăn quá nhiều chất béo

 

Với một số bệnh như: ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… dù không trực tiếp bị gây ra bởi chất béo nhưng chất béo là một tác động khiến cơ thể mắc các chứng bệnh này vì chúng kích thích tổng hợp prolactin là nguyên nhân trực tiếp gây nên các chứng ung thư trên.

 

me-an-uong-the-nay-thai-nhi-cham-phat-trien-la-dung1.jpg

 

Theo nhiều nhà khoa học, ung thư các cơ quan có liên quan đến đường sinh sản này có tính chất di truyền từ mẹ sang con. Do đó, mẹ tránh ăn nhiều chất béo trong thai kỳ cũng là một cách để phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con.

 

2. Cung cấp thiếu hoặc thừa protein

 

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng cần được cung cấp đủ trong thai kỳ, không chỉ đảm bảo cho cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn giúp cho thai nhi phát triển hoàn thiện. Do đó, nếu lượng protein thiếu, thai nhi sẽ kém phát triển.

Tuy vậy, việc cung cấp thừa protein cũng khiến cho thai phụ bị mắc các chứng chán ăn, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng hoặc cơ thể sinh ra hydrogen sulfide, histamine và một số hợp chất khác… chúng có hại cho cơ thể, thường gây đầy hơi, kém ăn, chóng mặt…

 

3. Ăn nhiều đường

 

me-an-uong-the-nay-thai-nhi-cham-phat-trien-la-dung2.jpg

 


Lượng đường trong máu mẹ bầu cao có thể gây ra các tình trạng như béo phì, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai, khó sinh… Ngoài ra, mẹ bầu có lượng đường trong máu cao thường có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh và nhiễm khuẩn. Vì vậy, ăn nhiều đường trong thai kỳ là một cách ăn uống không tốt. Mẹ bầu nên để ý.


4. Bổ sung thừa canxi

 

Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu tăng từ 800mg trong ba tháng đầu đến 1.200 mg trong ba tháng cuối thai kỳ. Lượng canxi này cần được bổ sung đầy đủ để xây dựng hệ xương cho trẻ, tránh loãng xương ở mẹ bầu. Tuy nhiên, việc cung cấp nhiều hơn nhu cầu cơ thể cũng khiến trẻ đối mặt với các bệnh như: trẻ sinh ra sớm đóng thóp, xương hàm nhô, động mạch chủ thu nhỏ…

 

5. Bồi bổ những thực phẩm có tính “nóng”

 

Thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, nhãn, đào, vải, mận, ổi… không tốt cho mẹ bầu vì chúng tác động đến hệ tim mạch và làm gia tăng huyết áp ở mẹ bầu.

Trong khi đó, tốc độ lưu thông máu của mẹ bầu trong thai kỳ thường tăng lên khiến mẹ bầu dễ giữ nước và mắc chứng cao huyết áp chưa kể, tim và các động mạch, tĩnh mạch cũng gánh vác những áp lực nhiều hơn. Và thực phẩm có tính “nóng” làm gia tăng các áp lực này.

 

6. Ăn nhiều thực phẩm có tính axit

 

me-an-uong-the-nay-thai-nhi-cham-phat-trien-la-dung3.jpg

Mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ chua trong những tuần đầu tiên​


Hiện tượng ốm nghén trong thời kỳ đầu thai kỳ khiến mẹ bầu hay thèm chua. Các thực phẩm chua có tính axit mạnh và trẻ dễ dàng hấp thu tính axit này từ mẹ trong giai đoạn đầu của thai nhi, điều này khiến cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật cao hơn.

Do đó, ít nhất trong hai tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm có tính axit nhé.

 

7. Uống nhiều trà

 

Các thành phần trong trà khiến cho cơ thể nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài, trong khi đó sắt là một khoáng chất rất quan trọng đối với mẹ bầu.

Chưa kể cafein có trong trà cũng khiến cho mẹ bầu mất ngủ, tim đập nhanh. Mẹ bầu thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến thai nhi có xu hướng nhẹ cân. Lượng trà có thể chấp nhận cho mẹ bầu mỗi ngày là 3 tách trà được pha từ 3-5 lá.

 

8. Ăn đồ lạnh

 

Thức ăn có vị mát lạnh luôn có sức hút mạnh mẽ nhất là trong những ngày nắng nóng. Thế nhưng chúng lại sản sinh một lượng progestogen lớn dưới tác động của nhau thai và khiến cho cơ trơn của dạ dày giảm hiệu quả hoạt động khiến nhu động ruột yếu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm cho mẹ bầu ăn uống không ngon mà còn gây ra trướng bụng.

 

me-an-uong-the-nay-thai-nhi-cham-phat-trien-la-dung4.jpg

Ăn nhiều đồ lạnh cũng không tốt đối với mẹ bầu​


9. Nhịn ăn

 

Một số mẹ bầu có thời kỳ ốm nghén khủng khiếp đã quyết định nhịn ăn để phản đối các cơn ói. Thế nhưng điều này sẽ khiến mẹ mệt mỏi, thiếu chất và thai nhi phát triển bất thường. Lời khuyên là mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để cơ thể dễ tiếp nhận và nên uống sữa bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết.

 

10. Ăn quá nhiều

 

Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều so với mức cần thiết thì chất dinh dưỡng sẽ được tích trữ trong cơ thể mẹ dưới dạng mỡ và gây béo phì. Ăn quá nhiều không phải là cách khiến trẻ phát triển tốt hơn. Trẻ cũng sẽ béo lên giống như mẹ và đẩy mẹ và tình thế khó khăn khi sinh nở. Do đó, ăn uống hợp lý luôn là điều mẹ bầu nên làm.

 

11. Hay ăn vặt


Nhiều mẹ bầu cho mình đặc quyền ăn vặt vì cần bổ sung các chất cho cơ thể, tránh thiếu hụt dinh dưỡng và đồng thời cũng mang lại tâm trạng thoải mái có lợi cho thai kỳ hơn. Thế nhưng thức ăn vặt nhiều đường, thiếu các thành phần dinh dưỡng cần thiết, nhiều dầu mỡ, dễ gây khó tiêu…

Đặc biệt, nếu mẹ ăn vặt suốt ngày thì các bữa ăn chính có thể "vắng mặt" mà mẹ bầu không cảm thấy phiền lòng. Chính sự đánh lừa này khiến cho thai nhi thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết để phát triển khi mà các bữa ăn bị bỏ bê. Vì vậy, mẹ bầu nên nhắc nhở mình thường xuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé.


Theo Sức khỏe đời sống

Tin liên quan

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ