Thiếu sắt và a-xít folic thai nhi gặp nguy hiểm thế nào?

6/19/2017 3:33:00 PM

Tỉ lệ tử vong khi đẻ ở những bà mẹ thiếu máu cao hơn so với bà mẹ bình thường. Thiếu máu thường gây đẻ non và làm gia tăng tử vong sơ sinh.


Các nghiên cứu cho thấy suy dinh dưỡng bào thai là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ trong những năm đầu đời và khi trưởng thành. Để sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, thông minh, người mẹ cần được bổ sung sắt và a-xít folic trong thời gian mang thai.

 

thieu-sat-va-a-xit-folic-thai-nhi-gap-nguy-hiem-the-nao1.jpg

 

Sắt trong cơ thể có vai trò rất quan trọng vì đây là yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu. Sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi Betacaroten thành vitamin A, giúp tạo colagen có tác dụng gắn kết các mô cơ thể. Cơ thể sẽ thiếu máu nếu không được cung cấp đầy đủ sắt.


Khi mang thai tổng lượng sắt mà cơ thể cần >1.000mg hay nhu cầu sắt hàng ngày là 59,2mg sắt nguyên tố (cao hơn 20 mg so với nhu cầu của phụ nữ không có thai).

 

thieu-sat-va-a-xit-folic-thai-nhi-gap-nguy-hiem-the-nao2.jpg

Suy dinh dưỡng bào thai là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ trong những năm đầu đời và khi trưởng thành (Ảnh: Internet)


Phụ nữ dễ bị thiếu máu thiếu sắt hơn nam giới vì dự trữ sắt của họ thấp do mất máu trong các kỳ kinh nguyệt. Do vậy khi có thai, dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ không đáp ứng đủ việc tạo hồng cầu trong khi cơ thể người mẹ cần phải tăng lượng hồng cầu để nuôi thai nhi. Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con. Phụ nữ mang thai thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản khoa. Tỉ lệ tử vong khi đẻ ở những bà mẹ thiếu máu cao hơn so với bà mẹ bình thường. Thiếu máu thường gây đẻ non và làm gia tăng tử vong sơ sinh.


A-xít folic (hay còn gọi là folate, vitamin B9) rất cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Nhu cầu a-xít folic trung bình ở người trưởng thành 400 mcg/ngày. Nhu cầu này tăng lên trong thời kỳ mang thai (600mcg/ ngày) để đáp ứng cho việc phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung, tổng hợp nhân tế bào và protein, hình thành rau thai, tăng trưởng của bào thai và do tăng thải folat qua nước tiểu trong khi mang thai. Nếu bị thiếu a-xít folic trong khi mang thai, bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là sinh ra đứa con bị khuyết tật của ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ).


Hiện tượng khuyết tật của ống thần kinh thường xảy ra vào ngày thứ 28 sau khi thụ thai. Nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới gần đây đã chỉ ra rằng, nồng độ a-xít folic đủ cao trong máu người mẹ rất cần thiết cho việc đóng ống thần kinh bình thường ở thai nhi. Có thể ngăn ngừa 70 - 80% số trẻ bị dị dạng ống thần kinh nếu trước và trong thời gian mang thai người mẹ được bổ sung a-xít folic đầy đủ. Do vậy phụ nữ nên bổ sung a-xít folic từ trước và trong khi mang thai để dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Đặc biệt lưu ý đối với những trường hợp phụ nữ dinh dưỡng kém, sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân đối, thiếu vi chất dinh dưỡng, mới sảy thai hay thai chết lưu, làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh, đẻ dày, đẻ nhiều, có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh, nghiện cà phê, rượu hay thuốc lá.


Làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất sắt và a-xít folic cho cơ thể?

 

thieu-sat-va-a-xit-folic-thai-nhi-gap-nguy-hiem-the-nao3.jpg

Song song với chế độ ăn giàu sắt folic, phụ nữ mang thai cần uống bổ sung viên sắt folic hàng ngày (Ảnh: Internet)


Duy trì chế độ ăn với các thức ăn giàu sắt và folic như các loại thịt đỏ, thịt gà, gan động vật, cá. Tăng cường chất đạm động vật vì các chất này có tác dụng làm tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể. Nếu ăn chay thì cần ăn nhiều các loại rau lá xanh thẫm như rau muống, súp lơ, cải chíp, cải làn...đậu nành, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám, ngũ cốc bổ sung sắt, khoai tây, nho khô, mận khô và đậu lăng, đậu Hà Lan, các loại quả giàu chất sắt gồm quả lựu, mơ (đặc biệt là mơ khô, mứt mơ), mận, chuối và nho đen. Có thể uống thêm nước chanh hoặc nước cam để cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể vì vitamin C có tác dụng làm tăng hấp thụ chất sắt trong thực phẩm. Cần lưu ý loại bỏ ra khỏi chế độ ăn hàng ngày các loại đồ uống làm giảm sự hấp thu sắt như trà, cà phê, cola và các loại đồ uống có ga.


Đối với phụ nữ mang thai, do nhu cầu sắt tăng cao nên nếu chỉ bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt sẽ không thể làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Vì vậy, song song với chế độ ăn giàu sắt folic, phụ nữ mang thai cần uống bổ sung viên sắt folic hàng ngày. Vì chất sắt trong viên uống bổ sung sẽ được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày trống rỗng (ngủ dậy sau một giấc ngủ đêm) nhưng khi mang thai hay buồn nôn vào buổi sáng ngủ dậy nên có thể uống bổ sung viên sắt folic 1h trước khi ăn. Lưu ý là không uống bổ sung viên sắt cùng thời điểm với canxi hay các loại a-xít amin vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Nên chọn viên sắt folic có chứa 60mg sắt nguyên tố và 400mcg a-xít folic.

 

Theo Tap Chi Ba Bau

Tin liên quan

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ