Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn vừa giảm được “cơn” thèm ngọt, vừa tốt cho sức khỏe của chính mình và của thai nhi.
Sao bỗng dưng thèm ngọt?
Ngay khi nghe bạn bảo thèm ngọt, người khác sẽ lập tức đoán già đoán non về… giới tính thai nhi. Kỳ thực, chuyện thèm ngọt được lý giải đơn giản, do thay đổi hormone mạnh mẽ trong thời gian mang thai nên vị giác của bầu bị ảnh hưởng theo, dẫn đến tình trạng thèm ngọt quá đà (hoặc thèm chua, thèm mặn…).
Chuyện bầu “bồ kết” các món ngọt như bánh kẹo, các loại nước có đường, chè, kem… có thể chỉ ở mức độ tăng lên (trước đó vốn đã thích ngọt rồi, giờ tự nhiên thấy thèm nhiều hơn), cũng có thể phát sinh đột ngột (trước đó hoàn toàn không thích ngọt, giờ lại không thể thiếu). Thèm ngọt không gây ảnh hưởng gì nhiều đến thai phụ. Nhưng vấn đề phát sinh là nếu thèm một cách “không kiềm chế nổi”, nạp quá nhiều chất ngọt vào người thì sẽ gây nên những tác hại không hề nhỏ cho bầu và cho cả thai nhi trong bụng.
Cụ thể, mặc dù ăn ngọt có tác dụng kích thích vị giác, cung cấp nhiều năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn, sảng khoái hơn, nhưng ăn quá nhiều đường lại tiềm ẩn những nguy cơ như: Dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tim, béo phì, mẹ tăng cân quá mức trong khi lại thiếu các chất dinh dưỡng khác cho thai nhi, cản trở chức năng miễn dịch, gây sâu răng, viêm lợi, ngăn cản hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, gây stress, suy nhược. Đó là chưa kể đường tích lũy trong nước tiểu nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đường tiết niệu.
Bầu lưu ý
Ăn nhiều tinh bột (cơm, bánh mì…) cũng sẽ chuyển hóa thành “đường”, chứ không phải chỉ các món bánh ngọt, kẹo, chè… mới là “đường” đâu bạn nhé!
Một chế độ ăn quá nhiều đường và tinh bột sẽ khiến bầu dễ bị tăng cân quá nhiều và béo phì, dẫn đến tình trạng giữ nước gây sưng phù, mắc cách bệnh lý về tim mạch, hô hấp, cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, sinh khó, thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc to bất thường, dễ băng huyết sau sinh… Vì vậy, không nên giữ quan niệm sai lầm cứ thèm gì ăn nấy, chiều theo vị giác của mình một cách quá đà.
Ăn gì khi thèm ngọt?
Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn vừa giảm được “cơn” thèm ngọt, vừa tốt cho sức khỏe của chính mình và của thai nhi.
Các món ngọt không có lợi cho bầu
- Kẹo các loại.
- Nước ngọt có ga, nước giải khát đóng chai các loại.
- Mứt.
- Si-rô.
- Mật ong và đường nhân tạo.
- Các loại kem (hạn chế ở mức vừa phải).
- Bánh ngọt (hạn chế ở mức vừa phải).
- Chè (hạn chế ở mức vừa phải).
Theo Sức khỏe đời sống