Bà bầu bị cảm, ho: Làm sao đây?

8/28/2016 9:24:00 AM

Việc phòng và điều trị cảm ho khi mang thai là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng.

Đối với những người đang chuẩn bị làm mẹ, cảm cúm thật sự là một cơn “ác mộng”. Khi mẹ bầu bị cảm, thai nhi có nguy cơ phải đối diện với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng nhất là trong những tháng đầu thai kì như các dị tật bẩm sinh, sẩy thai hoặc sinh non v.v… Ngoài ra, hắt hơi, chảy mũi, đau nhức đầu v.v…, những triệu chứng điển hình của cảm cúm sẽ làm phụ nữ mang thai thêm mệt mỏi, kiệt sức. Chính vì thế, việc phòng và điều trị cảm cúm khi mang thai là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng.

 

Bà bầu bị cảm, ho: Làm sao đây?


Nguyên nhân gây sổ mũi, nghẹt mũi và ho trong thai kỳ

Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng cao, lượng máu tăng trên toàn cơ thể dẫn đến tăng tiết dịch nhầy khiến đường thở bị thu hẹp, dễ xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu bà bầu không được điều trị kịp thời thì đây là cơ hội để các virus, vi khuẩn xâm nhập gây cảm cúm, viêm đường hô hấp với biểu hiện ho (ho khan hoặc ho có đờm), sốt.

Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết lúc mang thai cũng làm suy giảm miễn dịch. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao. Vậy khi bị cảm cúm, bà bầu cần làm gì?

Ngay khi có biểu hiện chớm ho, sổ mũi bà bầu nên dùng một số thảo dược như quất, gừng, mật ong… để giải cảm, giảm sổ mũi, ngăn chặn bệnh tiến triển.

Nếu có biểu hiện sốt, gai rét kèm mệt mỏi toàn thân và đau nhức cơ thể thì các mẹ cần đi khám bác sĩ. Trong các trường hợp này bác sỹ sẽ có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Nguyên tắc thứ ba cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Tất cả các thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng. Các loại thuốc ngậm, điều trị tại chỗ cũng không thực sự an toàn bởi một tỷ lệ nhỏ thuốc vẫn hấp thụ vào máu và truyền qua nhau thai tới thai nhi.

Cách trị cảm cúm cho bà bầu bằng phương pháp dân gian, không cần dùng thuốc

Trong giai đoạn chớm ho, sổ mũi phụ nữ mang thai có thể áp dụng một số biện pháp dân gian thường an toàn, không ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng mẹ.

Quất xanh, mật ong

Quất có thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Quả quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho. Mật ong vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội so với dextromethophan.

Các mẹ mua một ít quất còn xanh vỏ (khoảng 10 quả), về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra (để cả vỏ nhé), sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong (có thể thay bằng đường) và hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Khi quất còn ấm thì "nhấm nháp" vài thìa nhỏ, ăn 1 ngày vài lần sẽ hết ho và đau họng cực nhanh.

Gừng, chanh và mật ong

Tinh chất gừng chứa tinh dầu, chất béo. Vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dùng làm hết nôn, tiêu đờm, trong dân gian gừng dùng hỗ trợ tiêu hóa, dùng trong trường hợp kém ăn, cảm mạo, phong hàn.

Lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

Uống lá húng chanh

 – Lá Húng chanh (còn gọi là tần dày lá), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng.

- Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

- Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.

Phòng tránh sổ mũi nghẹt mũi ho cho bà bầu:

- Để phòng tránh cảm cúm các mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

- Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

- Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.

- Tiêm phòng cúm trước khi mang thai.

- Tránh di chuyển (đi chơi xa) trong quá trình mang thai vì việc di chuyển nhiều cũng làm tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.


(Theo Khám phá)

Tin liên quan

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ