Nhận biết thiểu ối và cách xử trí

10/31/2017 10:25:00 AM

Nếu quá trình này kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả thai suy dinh dưỡng và nghiêm trọng hơn là thai chết lưu trong tử cung hoặc chết ngay lúc chuyển dạ.


Nước ối vốn là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, được chứa trong buồng ối của mẹ bầu. Nước ối xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12 - 28 sau khi thụ thai, được hình thành từ ba nguồn: thai nhi, màng ối và người mẹ. Nước ối có chức năng tái tạo năng lượng và bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài.


Mẹ bầu bị thiếu ối sẽ khiến tử cung bị giảm sút lượng máu nuôi thai nhi. Nếu quá trình này kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả thai suy dinh dưỡng và nghiêm trọng hơn là thai chết lưu trong tử cung hoặc chết ngay lúc chuyển dạ.


Dấu hiệu nhận biết


Đối với phần lớn phụ nữ mang thai, các biểu hiện khó chịu do tình trạng thiếu nước ối gây ra thường không rõ ràng. Vì vậy, thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc kiểm tra sức khỏe mẹ bầu để xem có bị thiếu nước ối không.
Tuy vậy, mẹ bầu cũng có thể tự mình nhận biết tình trạng trên thông qua một số biểu hiện sau: chu vi vòng bụng tăng lên chậm trong khi cảm nhận về hoạt động của thai nhi rõ ràng hơn trước, có lúc thai máy, đạp có thể khiến bụng mẹ bầu đau đáng kể. Điều này là do hiệu ứng của việc thiếu nước ối, bởi khi thai hoạt động sẽ tác động lực trực tiếp lên thành tử cung, gây ra các cơn đau co thắt.

 

nhan-biet-thieu-oi-va-cach-xu-tri.jpg

Ảnh minh họa.


Khi khám thai, các số liệu sẽ cho thấy đỉnh tử cung nhô lên mà chu vi vòng bụng nhỏ hơn tiêu chuẩn tương ứng với tuổi thai. Lúc đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn siêu âm để đánh giá chính xác về lượng nước ối.


Tăng huyết áp thai kỳ, bệnh tiểu đường, bệnh thận và một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng thiếu nước ối cho mẹ bầu. Vì vậy, những phụ nữ có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh trên nên làm siêu âm định kỳ trong thời gian mang thai để kiểm tra lượng nước ối. Ngoài ra, mẹ bầu mang đa thai hoặc thai quá ngày, già tháng cũng có thể gây nên tình trạng thiếu nước ối.


Cách khắc phục


Tùy theo tình trạng cụ thể và mức độ thiếu ối trong từng giai đoạn thai kỳ mà bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra biện pháp khắc phục cho từng mẹ bầu. Tuy nhiên, có một cách đơn giản, hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện để phòng ngừa và khắc phục tình trạng thiếu ối. Đó là hàng ngày mẹ bầu nên uống nhiều nước (nước khoáng tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội), lượng nước uống có thể gấp rưỡi so với bình thường. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, gián tiếp lưu thông uteroplacental trong tử cung khiến lượng nước ối tăng lên. Bên cạnh đó, cần uống thêm sữa, nước dừa, nước cam, chanh và ăn uống bồi bổ để có đủ dưỡng chất tạo nước ối.


Biện pháp này cũng được áp dụng với trường hợp thai đã đủ tháng nhưng bé vẫn chưa chịu ra ngoài mà mẹ lại thiếu nước ối. Lúc đó bạn có thể uống 2000 ml nước trong vòng 2 giờ đồng hồ cho đến lúc chuyển dạ.


Còn một phương pháp khác là truyền dịch để trực tiếp làm tăng lượng nước ối. Tuy nhiên nếu nhận thấy thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hoặc tình trạng sức khỏe diễn biến xấu không phù hợp để tiếp tục duy trì sự sống trong bụng mẹ, bác sĩ sản khoa có thể chỉ định sinh ngay lập tức để bé được chăm sóc thích hợp.


Theo Yeutretho

Tin liên quan

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ