Phụ nữ mang thai có lúc vui lúc buồn, có lúc chẳng "ưa" nổi những thay đổi của cơ thể và trách cứ nhan sắc ngày một "xuống". Nhưng đôi khi lại một mình mỉm cười với bụng bầu, cao hứng hát hò. Tâm sinh lý của mẹ bầu thay đổi thất thường âu cũng là do cơ thể đang chuyển mình cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi.
Hầu hết phụ nữ mang thai đều có thể bị ốm nghén, đau lưng và mệt mỏi trong những tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, cơ thể mẹ bầu còn có 12 sự thay đổi kỳ lạ khác. Không phải tất cả sẽ cùng xuất hiện nhưng sẽ có vài cuộc viếng thăm bất ngờ do những thay đổi hormone.
Âm đạo chuyển sang màu xanh
Điều này cực kỳ lạ lùng đúng không bầu. Âm đạo bình thường màu trắng đục khi có bầu lại chuyển sang màu xanh nhạt. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, các hormone estrogen và progesterone sẽ tăng cao, máu được cung cấp tới cơ quan sinh dục nhiều hơn để làm tổ cho thai nhi phát triển tại tử cung.
Dấu hiệu này thông thường chỉ xuất hiện trong 6 tuần đầu tiên, sau đó âm đạo sẽ trở về màu truyền thống như mẹ từng thấy từ khi dậy thì.
Bỗng dưng có đường sọc nâu trên bụng
Phần đa phụ nữ thường có một đường sọc nâu trên bụng bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Y học gọi là “đường mang thai” hoặc gọi là “linea nigra”. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Latin, hàm ý chỉ đường màu đen. Đường này thường chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín. Hoặc ở một vài trường hợp, đường này kéo dài lên trên rốn và tới khung xương sườn.
Đường sọc nâu trên bụng là kỷ niệm thai kỳ thú vị cho mẹ bầu
Nguyên nhân do lượng hooc-môn estrogen tăng nên cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều melanin hay sắc tố hơn, khiến đường linea alba trở nên sẫm màu. Sau khi sinh, đường sọc sẽ dần dần mất đi nhưng có thể tái xuất hiện trong lần mang thai kế tiếp của bạn.
Ngứa bụng
Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng hormone estrogen, nội tiết tố tăng cao làm ngăn cản dòng chảy tự nhiên của mật, khiến mật bị ứ đọng và tràn lan sang máu. Do đó, các dây thần kinh dưới da sẽ bị kích thích, tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở bụng của mẹ bầu. Hiện tượng rạn ra khi mang thai cũng cộng hưởng góp phần khiến da bụng luôn trong tình trạng ngứa.
Mẹ có thể tắm dưới vòi hoa sen hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thành phần tự nhiên, dầu dừa để giảm giứa và hạn chế khô da.
Hơi thở có mùi
Thay đổi nội tiết đố là nguyên nhân chính gây ra vấn đề hôi miệng hoặc tồi tệ hơn là chảy máu nướu răng. Theo các chuyên gia bà bầu có nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng hơn bình thường. Cùng với việc khám thai định kỳ mẹ cũng nên thường xuyên ghé thăm nha sĩ để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ và không ảnh hưởng đến sự tự tin của bầu.
Mái tóc dày và mượt hơn rõ rệt
Trên đầu mỗi người có khoảng 90-95% sợi tóc trong giai đoạn phát triển, trong khi có khoảng 5-10% còn lại trong giai đoạn nghỉ ngơi. Ở những tháng đầu thai kỳ khi lượng androgen trong cơ thể tăng lên các mẹ sẽ cảm nhận thấy tóc dày và bóng hơn vì không có hoặc rất ít tóc rụng trong giai đoạn này. sự gia tăng hormoen cũng khiến tóc ở lại giai đoạn nghỉ ngơi lâu hơn, do đó mẹ sẽ thấy tóc dày hơn.
Lợi ở tóc nhưng “hại” ở một số bộ phận khác. Đó chính là việc lông không ngừng phát triển ở các bộ phận như khuôn mặt, núm ngực, thậm chí cả bụng, nách… khiến mẹ bầu gặp không ít phiền toái, ngại ngùng. Mẹ đừng quá phiền lòng vì những điều này thường biến mất sau khi sinh.
Những đôi giày siêu rộng
Chứng phù chân rất phổ biếng trong thai kỳ, điều này đồng nghĩa với việc bàn chân sẽ tăng kích thước, những đôi giày sẽ phải thay mới. Với một số ít phụ nữ, bàn chân sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi sinh nhưng phần da đôi chân lại vĩnh viễn lớn hơn.
Bầu ngực căng tức
Một điều chắc chắn là ngực chị em sẽ to hơn khi mang thai, điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Tuyến sữa đang phát triển để chuẩn bị cho bé bú sữa sau sinh. Thôi thì lấy đây là điểm tựa niềm vui, nguồn sữa mẹ dồi dào sẽ giúp bé phát triển tốt hơn, tự nhiên hơn.
Những chiếc áo ngực có gọng xinh xắn đã không còn phù hợp khi mẹ mang thai
Chứng ợ nóng phiền toái
Ợ nóng hay còn được gọi là chứng trào ngược a-xít xảy ra với phần lớn các mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai. Ngoài cảm giác vị chua, đắng ở miệng, mẹ bầu bị ợ nóng còn cảm thấy nóng rát ở phần ngực dưới và cuống họng.
Mẹ có thể giảm ợ nóng bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn, giảm lượng thức ăn cay, cacbonat, dầu và chất béo, đồng thời uống nhiều nước hơn. Nhai kẹo cao su cũng giúp kích thích sản xuất nước bọt, trung hòa a-xít.
Thay đổi giọng nói của bạn
Hai kích thích tố estrogen và progesterone ảnh hưởng đến dây thanh quản, khiến nó sưng lên làm thay đổi giọng nói của bạn. Phụ nữ mang thai có thể có tiếng nói trầm hơn mất khả năng hát nốt cao vì cách mạch máu trở nên mỏng manh, hát nốt cao có thể chúng bị rách.
“Não cá vàng” khi mang thai
Mất trí nhớ là một phản ứng phụ thường gặp của thai kỳ. Điều này được lý giải do những ưu tiên khác khi mang thai, gia tăng hormone giới tính… Sự mệt mỏi và căng thẳng khi mang thai cũng có thể làm tổn hại đến trí nhớ.
Chảy nước mũi
Mức độ estrogen cao sẽ làm tăng chất nhầy bên trong mũi. Do đó, khoảng một phần năm phụ nữ sẽ bị nghẹt hay ngứa mũi, và hắt hơi. Vì vậy, nếu bạn mang thai chắc chắn rằng luôn có khăn giấy bên mình.
Trị sổ mũi cho bà bầu với những mẹo nhỏ mà hiệu quả
Những thay đổi của cơ thể với phụ nữ mang thai là không thể tránh khỏi. Đúng là chúng có chút phiền toái nhưng chẳng sao cả, sau tất cả “chịu đựng” nhè nhẹ đó mẹ sẽ chào đón thiên thần đáng yêu.
Theo Sức khỏe đời sống