Nuôi con mãi không lớn là trăn trở của nhiều cha mẹ hiện nay, do bản thân trẻ hấp thu dinh dưỡng kém hoặc chứng biếng ăn lâu ngày.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Trẻ nhiễm trùng đường ruột, mắc bệnh răng miệng, thay đổi trong thời kỳ tập lẫy hoặc tập đi, có thể biếng ăn sinh lý trong thời gian ngắn. Cha mẹ không nên quá lo lắng mà ép con, khiến bé ám ảnh với việc ăn uống, còn bản thân vướng vào căng thẳng triền miên. Tốt nhất nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học, chờ trẻ vượt qua thời kỳ này.
Cho con ăn dặm quá sớm (dưới 6 tháng tuổi), ăn dặm sai cách, thực đơn nhàm chán, hoặc sau 2 tuổi vẫn nấu đồ xay nhuyễn thay vì tập nhai cơm... là sai lầm của không ít bà mẹ làm bé lười hoặc sợ ăn. Tâm lý của mẹ đôi khi cũng trở thành thủ phạm khiến tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn. Lo bé dung nạp không đủ, mẹ liền bổ sung nhiều bữa vặt trong ngày, gây ra cảm giác no ảo, chán bữa chính. Mẹ biết ép con là không tốt nhưng lại sợ rằng nếu chẳng làm thế thì con đâu chịu ăn. Lâu dần, trẻ chẳng còn hứng thú với bữa cơm vì không được cha mẹ lắng nghe.
Ép con ăn là thói quen của nhiều mẹ. Ảnh: Shutterstock.
Theo chuyên gia, ăn uống vốn là nhu cầu và niềm vui chứ không phải cuộc chiến đối kháng. Ép buộc không bao giờ là cách đối phó hay với chứng biếng ăn ở trẻ. Mẹ cần lên lịch trình bữa ăn gắn kết với nhu cầu của bé, cho phép con chủ động tham gia nấu nướng, đa dạng thực đơn và cách bày trí màu sắc, tạo không khí vui vẻ và ngon miệng bên mâm cơm gia đình... Bỏ qua ám ảnh cân nặng, tập trung vào hiệu quả là cách cha mẹ rèn thói quen ăn uống ngon miệng cho trẻ từ những năm đầu đời.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn uống tự lập. Ảnh: Shutterstock.
Nếu mẹ cho con ăn đúng cách, bé hào hứng với bữa cơm nhưng vẫn còi, nguyên nhân có thể do bản thân trẻ hấp thu dinh dưỡng kém. Một trong những giải pháp hiệu quả lúc này là bổ sung men vi sinh lợi khuẩn (còn gọi là probiotics), có tác dụng ức chế vi sinh vật có hại, điều hòa trao đổi chất, giúp trẻ tiêu hoá tốt, ăn ngon miệng và hấp thụ tốt hơn.
Khi được quan tâm đúng mức, bữa ăn sẽ trở thành thú vui hàng ngày của trẻ.
Bơ, phô mai, sữa chua… là những thực phẩm giàu probiotics tự nhiên mà mẹ nên cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung probiotics với hình dạng bắt mắt, mùi vị thơm ngon để hấp dẫn bé hơn, giúp trẻ chủ động ăn ngon và phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chọn sản phẩm men vi sinh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
An San (vnexpress.net)