Giúp mẹ bầu trị dứt điểm 5 bệnh thường gặp khi mang thai

9/10/2017 3:47:00 PM

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ không còn là “giấc mơ xa vời” nếu mẹ biết những tuyệt chiêu phòng bệnh hiệu quả trong cẩm nang bà bầu sau

Hệ miễn dịch suy yếu cùng với sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính làm mẹ bầu dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều bệnh, từ các bệnh phổ biến như táo bón, tiêu chảy tới những bệnh đặc thù như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp… Bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, MarryBaby bật mí những tuyệt chiêu đối phó 5 căn bệnh phổ biến nhất trong thai kỳ. Mẹ tham khảo ngay cẩm nang bà bầu sau nhé!

 

giup-me-bau-tri-dut-diem-5-benh-thuong-gap-khi-mang-thai.jpg


1/ Táo bón khi mang thai
Đây là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến 50% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng. Hơn nữa, uống bổ sung sắt khi mang thai tuy có thể ngăn ngừa thiếu máu nhưng ngược lại sẽ dẫn đến chứng táo bón.
Cẩm nang bà bầu: Tuyệt chiêu chống táo bón
– Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai.
– Nước táo và mận khô được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên, mẹ bầu có thể thử nếu triệu chứng táo bón ngày càng nặng hơn.


2/ Bà bầu bị tiêu chảy
Trong khi một số mẹ bầu gặp phiền phức với táo bón, số còn lại sẽ “trải nghiệm” tình trạng tiêu chảy. Triệu chứng này có thể là hậu quả của việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoặc do việc uống bổ sung vitamin. Ngoài ra, vệ sinh ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai.
Cẩm nang bà bầu: Khắc phục hậu quả do tiêu chảy
– Đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị kịp thời. Không tự ý uống thuốc, bởi một số loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
– Tiêu chảy sẽ gây mất nước, vì vậy mẹ bầu nên bổ sung lại lượng nước đã mất. Chỉ nên uống nước đun sôi để nguội, không nên uống các loại nước ép, nước ngọt có ga.
– Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy…


3/ Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Bệnh xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn trong âm đạo bị phá vỡ. Có 4 loại nhiễm trùng phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe bà bầu: viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo trichomoniasis và nhiễm strep B âm đạo.
Cẩm nang bà bầu: Điều trị và phòng ngừa
– Tránh mặc quần áo ẩm ướt, đặc biệt là đồ lót. Sau khi tắm hoặc đi bơi, bầu nên thay đồ lót sạch. Ưu tiên quần lót có chất liệu cotton, thoáng mát.
– Khi vệ sinh vùng kín nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn có cơ hội tiếp cận cô bé.
– Đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường: ngứa, rát, huyết trắng có màu, mùi lạ… Tùy theo từng loại viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
– Nếu bị nấm âm đạo, mẹ bầu nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, bởi đường là thức ăn cho các loại nấm. Đồng thời, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua. Nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua cũng có tác dụng ngăn ngừa nấm phát triển


4/ Bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có 2 dạng: cao huyết áp mãn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ. Với những mẹ bầu bị cao huyết áp thai kỳ, bệnh thường xuất hiện vào tuần thứ 20 và biến mất sau khi sinh 6 tuần.
Dù ở trường hợp nào, cao huyết áp khi mang thai cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: sảy thai, sinh non, tổn thương thận. Nguy hiểm nhất có thể gây tiền sản giật và sản giật.
– Hạn chế ăn mặn, đồng thời giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, nhất là những mẹ bầu có tiền sử huyết áp mãn tính, mẹ bầu trên 40 hoặc phụ nữ béo phì, thấp khớp, tiểu đường, có bệnh thận, mang đa thai.
– Thường xuyên tập thể dục khi mang thai.
– Tránh đồ uống có cồn và thuốc lá, cũng như cân nhắc cẩn thận khi uống thuốc.


5/ Tiểu đường thai kỳ
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, gây thiếu hụt không đủ để chuyển hóa glucose, dẫn đến tồn đọng glucose trong máu gây tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên nếu đã từng bị tiểu đường trong lần trước đó, nguy cơ tái phát sẽ cao hơn trong lần mang thai tiếp theo.
– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa carbonhydrate dạng đơn giản, các loại bánh ngọt, kẹo, món ăn nhiều đường, bởi thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu của mẹ bầu. Thay vào đó, nên tăng cường carbonhydrate phức tạp và ít chất béo bão hòa.
– Ăn nhiều chất xơ.
– Tuyệt đối không nên bỏ bữa. Thay vào đó, bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn


Theo Sức khỏe đời sống

Tin liên quan

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ