Đầu thai kỳ mẹ nào cũng lo lắng điều này

5/6/2017 9:52:00 AM

Đây là những lo lắng của rất nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ hãy nghe theo lời khuyên sau

1. Ốm nghén ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng của con

Không ít mẹ bầu khi thấy có biểu hiện buồn nôn suốt cả ngày, ăn vào là nôn hết ra... thì sợ rằng như vậy sẽ 'khổ' cho con vì mẹ không hấp thu đủ dinh dưỡng. Đây là điều hết sức bình thường do sự thay đổi hoóc-môn trong cơ thể người mẹ. Ốm nghén này chỉ thực sự là vấn đề đáng lo lắng khi chúng khiến cho người mẹ bị giảm cân và suy nhược cơ thể, dẫn đến kiệt sức. Để làm giảm bớt tình trạng ốm nghén khó chịu, hãy thử bấm huyệt, ăn kẹo gừng hoặc các thực phẩm giảm cảm giác nhạt miệng, buồn nôn.

2. Bổ sung không đủ dưỡng chất

Trong tháng đầu tiên mang thai, nhiều mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn... và có tâm lý: Mẹ không ăn được thì không đủ dưỡng chất cho con. Đây không phải là điều quá lo ngại vì chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng 3 - 4 tháng. Vì vậy, nếu không ăn uống được nhiều trong thời gian này, mẹ bầu có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để bổ sung các loại chất dinh dưỡng như protein, sắt, vitamin B11, a-xít folic (một chất đặc biệt cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai)…

 

dau-thai-ky-me-nao-cung-lo-lang-dieu-nay1.jpg
Bổ sung đủ dưỡng chất luôn là điều mẹ bầu quan tâm (Ảnh minh họa: Internet)


3. Sảy thai tự nhiên

Sợ sảy thai là mối lo lắng thường trực của tất thảy các mẹ bầu khi mới mang thai vì ở giai đoạn này, thai nhi mới hình thành, dễ bị tổn thương. Thực tế, có nhiều nguyên nhân đe dọa nguy cơ sảy thai ở tháng đầu thai kì, ví dụ như vị trí thai bám, cơ địa người mẹ, sinh hoạt, ăn uống, bệnh tật của người mẹ... Để giảm thiểu sự lo lắng này, khi có thai, mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp vệ sinh, nghỉ ngơi hợp lý, phòng tránh bệnh và đi khám khi có dấu hiệu bất thường.

4. Thai nhi ngoài tử cung

Thông thường, trong tháng đầu của thai kì, không phải bào thai nào cũng đã kịp di chuyển về tử cung và thấy được qua hình ảnh siêu âm ở lần đầu tiên. Điều này có thể khiến mẹ bầu không yên tâm và nghĩ tới một khả năng xấu là mang thai ngoài tử cung. Mỗi bé có sự phát triển khác nhau nên có thể có những em bé xuất hiện tim thai chậm hơn một chút so với những em bé khác. Trong trường hợp này mẹ bầu không nên lo lắng thái quá mà cần giữ tâm trạng tốt để thai phát triển khỏe mạnh và đi kiểm tra lại theo lịch hẹn của bác sĩ.

5. Không thấy tim thai của con

Tương tự như nỗi lo lắng thai ngoài tử cung, nhiều mẹ bầu khi đi siêu âm trong tháng đầu tiên mang thai, thấy tim thai của con có chậm hơn những em bé của những mẹ bầu khác thì vô cùng hoảng sợ. Mỗi em bé có sự phát triển khác nhau nên có thể có những em bé xuất hiện tim thai chậm hơn một chút so với những em bé khác. Bởi vậy, mẹ không nên hoảng sợ mà hãy nghĩ tới những điều tốt đẹp nhất cho con. Hãy đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi sự phát triển của con đầy đủ nhất.

6. Chưa thấy các dấu hiệu của thai kì

Rất nhiều mẹ bầu tỏ ra vô cùng lo lắng khi không có dấu hiệu gì của bầu bí (ốm nghén, đau ngực, sợ mùi thức ăn, đi tiểu nhiều...) ngoại trừ dấu hiệu chậm kinh khi đi siêu âm ở giai đoạn thai 4 - 5 tuần. Các mẹ hãy giải tỏa tâm lý và yên tâm nhé vì thực tế, trong tháng đầu tiên của thai kì, sự thụ thai mới hình thành chưa được bao lâu (khoảng 2 - 3 tuần) nên có thể chưa kịp tạo ra những thay đổi ở cơ thể người mẹ. Nhiều mẹ có thể thấy các triệu chứng này chậm hơn (khi thai được 6 - 8 tuần) hoặc thậm chí không gặp trong suốt thai kì

 

dau-thai-ky-me-nao-cung-lo-lang-dieu-nay2.jpg
Nhiều mẹ bầu lo lắng khi không thấy dấu hiệu của thai kì (Ảnh minh họa: Internet)


7. Chuyện 'yêu' của mẹ làm ảnh hưởng đến con

Để yên tâm và tốt cho con, nhiều mẹ nhất quyết 'cấm vận' các ông bố trong tháng đầu mới mang thai với lý do: Sợ con bám chưa chắc, dễ bị bong ra dẫn đến sảy thai. Thực tế, chuyện 'yêu' trong thời gian mang thai phụ thuộc vào sức khỏe của mỗi người. Nếu các mẹ bầu có sức khỏe bình thường thì vẫn có thể 'yêu' từ những ngày đầu mang thai đến khi gần lâm bồn, miễn là chọn được những tư thế thoải mái và chỉ cần kiêng trong trường hợp được bác sĩ khuyến cáo.

8. Không uống sữa bầu ngay từ đầu thì con sẽ không đủ chất

Các mẹ bầu đừng nghĩ rằng cứ mang bầu là phải uống sữa bầu. Sữa bầu là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cả hai mẹ con nhưng nó không phải là thức uống bắt buộc. Đặc biệt, khi mới mang bầu, cơ thể thay đổi, kèm theo ốm nghén khiến nhiều mẹ bầu sợ... sữa bầu. Nếu không uống được sữa bầu, các mẹ hoàn toàn có thể bổ sung bằng các loại sữa và thực phẩm khác miễn sao có lợi cho sức khỏe, cung cấp đủ dinh dưỡng cho 2 mẹ con và mẹ cảm thấy thoải mái khi ăn uống là được.

9. Thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng

Nhiều mẹ bầu giật mình nhận ra tính khí của mình trở nên thất thường, dễ cáu hơn bình thường ngay từ khi biết mình mang thai và sợ rằng con mình sau này cũng cộc cằn không kém. Thực tế, phụ nữ khi mang thai sẽ có nhiều thay đổi về cảm xúc, ví dụ như hay cáu gắt, sợ hãi, đôi khi lại buồn chán, tuyệt vọng, tính tình thay đổi theo từng giờ, từ vui sang buồn. Mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề này, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tăng cường trò chuyện với chồng, người thân hoặc bạn bè để giúp cân bằng tâm lý.

 

dau-thai-ky-me-nao-cung-lo-lang-dieu-nay3.jpg


10. Vận động mạnh hoặc nặng dẫn đến sảy thai

'Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên' là cụm từ mà nhiều mẹ bầu thuộc nằm lòng và coi là tôn chỉ cần thực hiện trong thời gian mới mang bầu vì sợ rằng nếu vận động mạnh sẽ dẫn đến sảy thai. Trong tháng đầu mang thai, có thể thai chưa vào tử cung hoặc đã vào nhưng chưa bám chắc, vì vậy, việc kiêng tránh vận động mạnh, làm các việc nặng hoặc tham gia hoạt động thể dục thể thao quá sức... là hết sức cần thiết.

 

Theo Bau.vn

Tin liên quan

  • Nhận biết thiểu ối và cách xử trí31/10/2017

    Nếu quá trình này kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả thai suy dinh dưỡng và nghiêm trọng hơn là thai chết lưu trong tử cung hoặc chết ngay lúc chuyển dạ....Xem thêm
  • Những chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu21/2/2017

    Bổ sung dưỡng chất trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng với sức khỏe bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất. Vì thế mẹ bầu nhớ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất sau đây để cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn....Xem thêm
  • Mẹ bầu ăn khế có an toàn không?10/11/2017

    Một trong những lợi ích về sức khỏe quan trọng nhất của quả khế với mẹ bầu đó là tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Khi mẹ bầu ăn khế sẽ giúp chống lại một số vi khuẩn, vi rút gây hại...Xem thêm
  • Điều gì xảy ra khi bạn ngồi quá lâu?5/11/2016

    Con người cũng giống như một bộ máy, nếu làm việc liên tục trong nhiều giờ liền mà không có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động thì chắc chắn sức khỏe sẽ… xuống cấp nhanh chóng....Xem thêm
  • Mẹ bầu cho con nghe nhạc như thế nào mới đúng?25/8/2016

    Nghe nhạc cổ điển ngay từ khi còn trong bụng có thực sự giúp con bạn thông minh hơn? Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay dưới đây....Xem thêm
  • Thực hư ăn rau ngót bị sảy thai26/10/2016

    Rau ngót là loại rau bổ và giàu vitamin.Tuy nhiên đối với những bà bầu thì đó là thứ rau cấm kỵ vì nguy cơ sảy thai rất lớn. Các bác sĩ cũng khuyên bà bầu không nên ăn rau ngót....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ