Do thiếu kiến thức khoa học, một số bà mẹ vẫn gặp những lỗi đáng tiếc sau đây
Bác sĩ Thanh Hà (Trưởng khoa sơ sinh – BV Phụ Sản Trung Ương) cho biết: Chăm sóc trẻ sơ sinh tưởng như một việc làm đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào, giai đoạn đầu đời nên trẻ cần được chăm sóc một cách tốt nhất, khoa học nhất. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức khoa học, một số bà mẹ vẫn gặp những lỗi đáng tiếc
Sử dụng mật ong
Nhiều bà mẹ cho rằng, trẻ sinh ra phải được chấm miệng bằng mật ong đầu tiên sẽ giúp bé hết nôn trớ và ăn nhiều. Thực tế, việc làm này làm cho trẻ dễ bị nôn trớ nhiều hơn và khó tiêu hóa, thậm chí nhiều trẻ bị dị ứng với mật ong dẫn tới sưng mắt, sưng mặt. Mật ong được khuyến khích không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi bởi độ pH ở đường tiêu hóa của trẻ còn cao, lượng vi khuẩn tự nhiên ở ruột còn thưa thớt là điều kiện thuận vi khuẩn sống phát triển.
Dùng phấn rôm chống hăm
Đây là lỗi mà đa số các bà mẹ đều mắc phải, với mong muốn tránh rôm sảy, mẩn ngứa do tã lót, tránh hăm khi tắm cho trẻ xong, các bà mẹ thường rắc phấn rôm lên các nếp gấp trên cơ thể như cổ, nách, bẹn. Việc làm này chẳng những không đem lại tác dụng mà còn làm cho bít lỗ chân lông gây ra hăm. Mặt khác nếu hít phải phấn rôm rất có hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Quấn tã hay mặc quần áo quá nhiều cho trẻ
Các bà mẹ thường ủ rất ấm và quấn tã thật chặt cho trẻ mới sinh, bởi nghĩ rằng bé đang ở trong bụng mẹ ấm áp nên ra ngoài sẽ cảm thấy rất lạnh. Làm như vậy, bé sẽ bị sốt nóng, toàn thân toát mồ hôi, nếu để lâu sẽ mất nước, rối loạn chất điện giải, thậm chí xảy ra thiếu ôxy và phù não. Do vậy, các bậc cha mẹ nên tùy theo nhiệt độ không khí để kịp thời thêm bớt quần áo cho bé.
Để trẻ ngủ càng nhiều càng tốt
Các bà mẹ nên biết, trẻ mới sinh thường ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, chia đều cho cả ngày lẫn đêm. Giấc ngủ dài nhất của chúng thường 4 đến 5 tiếng, vì chúng cần được cho ăn vào những lúc thức giấc. Vì thế, mẹ không nên để bé ngủ quá 4 giờ/lần. Nếu để trẻ ngủ nhiều hơn có thể làm cho trẻ bị hôn mê vào giấc ngủ và làm cho tình trạng vàng da ở trẻ kéo dài hơn.
Cười đùa, nói chuyện khi cho con bú
Khi cho trẻ bú, đa số các bà mẹ đều trò chuyện cười đùa hay nựng bé, dẫn tới hiện tượng trẻ mải hóng chuyện, có thể ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Lúc thích chí trẻ cười, thanh môn (cửa âm thanh) trong cổ họng mở ra, sữa sẽ chảy vào khí quản, nhẹ có thể bị sặc sữa, nặng có thể sẽ bị viêm phổi. Vì thế, các bà mẹ không nên vừa cho bú vừa trò chuyện hay rung lắc bé.
8. Dỗ dành trẻ bằng việc rung lắc
Thật là sai lầm và nguy hiểm cho trẻ nếu mỗi lần thấy bé khóc các bà mẹ lại bế bé lên đong đưa, rung lắc để bé hết khóc. Bạn có biết việc rung lắc ảnh hưởng rất lớn đến xương cũng như não của bé không, nếu bị rung lắc mạnh trẻ có thể bị chảy máu não dẫn tới tủ vong.
9 Cắt lông mi của trẻ
Các chuyên gia cho biết, việc cắt lông mi cho trẻ để lông mi mọc dài, cong hơn là hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Việc cắt lông mi không thể làm cho lông mi mọc dài thêm. Hơn nữa, lông mi có tác dụng ngăn bụi bảo vệ mắt, sau khi cắt lông mi sẽ mất đi tác dụng này, từ đó gây nên các bệnh tật ở mắt. Điều càng rủi ro hơn nếu khi cắt lông mi không thể phối hợp rất dễ gây sự cố gây tổn thương cho mắt của trẻ.
10. Không vệ sinh khi chăm sóc trẻ
Các bà mẹ có biết da của trẻ sơ sinh cực kỳ mỏng manh và yếu ớt, thêm nữa sức đề kháng lại kém nên các vi khuẩn từ tay và miệng và đầu ti mẹ có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ. Một số bà mẹ có thối quen không vệ sinh đầu ti trước khi cho con bú, hay là không rửa ta, lau miệng trước khi muốn tiếp xúc với trẻ. Vì sức khỏe của con, các bà mẹ hãy nhớ rửa tay, vệ sinh đầu ti thật sạch trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Theo Bau.vn