Méo mặt vì bệnh trĩ khi mang bầu

10/26/2016 10:56:00 PM

Tình trạng táo bón kéo dài chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ khá phổ biến với phụ nữ mang thai bởi vài nguyên nhân. Dù không ảnh hưởng tới quá trình mang bầu, nhưng chắc chắn trĩ khiến bạn thấy khó chịu thường xuyên. May mắn là bạn có thể tham khảo vài liệu pháp giảm đau và chữa trĩ nhanh khỏi sau sinh.

Trĩ là gì?

Bệnh trĩ được hình thành do giãn nở quá mức các mạch máu, tích mạch ở trĩ. Chúng bị viêm nhiễm và sưng lớn. Có hai loại, trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội là loại trĩ hình thành bên trong thành hậu môn. Ngược lại, trĩ ngoại là hiện tượng ngay từ đầu xuất hiện ở khu vực ngoài hậu môn, xung quanh lỗ hậu môn.

Biểu hiện của bệnh trĩ?

Trong suốt thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Đôi khi, cơ thể nhanh chóng thích nghi được sự đổi mới, nhưng đôi khi lại cần liệu pháp điều trị để trở về trạng thái thông thường. Trĩ khi mang bầu là một trong số đó.

Biểu hiện của bệnh này thường là ngứa ngáy, đau rát ở vùng hậu môn. Chảy máu sau khi đi đại tiện, xuất hiện bối trĩ có thể sờ thấy rõ ràng xung quanh hậu môn...

 

bệnh trĩ khi mang bầu


Trĩ là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Tại sao việc mang thai lại gây ra trĩ?

Mang thai và thời kỳ sau đó, phụ nữ dễ bị trĩ, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ và tháng đầu tiên sau sinh. Các nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc trĩ gồm tình trạng hay bị táo bón, khiến tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng. Tình trạng táo bón kéo dài dẫn đến sự hình thành bối trĩ.

Hơn nữa, chính thai nhi đang lớn dần làm tăng áp lực lên vùng hậu môn cũng là nguyên nhân. Việc đứng hoặc ngồi liên tục trong một thời gian quá lâu cũng dẫn tới nguy cơ mắc trĩ.

Trĩ và chứng táo bón ở phụ nữ mang thai

Kể từ khi có thêm một cơ thể bé nhỏ phát triển trong bụng, mẹ bầu phải tốn nhiều thời gian hơn cho hệ tiêu hóa. Từ tình trạng nghén, dị ứng đồ ăn cho tới triệu chứng táo bón kéo dài. Đặc biệt, hệ tiêu hóa làm việc kém chậm chạp hơn, cơ thể tăng nhu cầu nước, nên hiện tượng táo bón càng dễ xảy ra.

Táo báo xuất hiện liên tục, trong một thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn tới trĩ hình thành. Do vậy, để ngăn ngừa trĩ, mẹ bầu cần uống đủ nước, chọn thực phẩm nhiều chất xơ, rau tươi, rau xanh, hạn chế ăn bánh mỳ làm từ lúa mạch vì khó tiêu. Nấu ăn bằng dầu thực vật để cung cấp đủ chất béo có lợi cho cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai.

Một số biện pháp chữa trĩ tự nhiên

Mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp đánh bay trĩ từ thiên nhiên như đắp lá cây phỉ vào hậu môn, rửa nước muối ấm, chăm chỉ tắm nước ấm và châm cứu. Nếu phải ngồi nhiều, nên chọn loại đệm có độ đàn tốt.


Theo Nhật Minh (Theo BB) (Khám Phá)

Tin liên quan

  • Cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả1/3/2016

    Ăn rau, hoa quả, uống nhiều nước, tránh các món cay, tập thể dục thường xuyên, dùng thuốc trĩ hiệu quả... giúp hạn chế và thoát khỏi nỗi lo mắc bệnh này....Xem thêm
  • Cách phòng và trị bệnh trĩ tại nhà30/10/2016

    Bên cạnh phác đồ điều trị, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà, phòng táo bón - nguyên nhân chính gây ra trĩ....Xem thêm
  • Làm gì khi bị trĩ tái phát sau phẫu thuật ?1/5/2016

    Cách đây 1 năm, tôi bị trĩ sa ra ngoài không kiểm soát được và đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, nhưng gần đây tôi thấy trĩ xuất hiện trở lại mà không biết tại sao. Xin hỏi bác sĩ, dùng thuốc gì để ngừa trĩ tái phát không? Và ăn kiêng như thế nào không? Cảm ơn bác sĩ....Xem thêm
  • Phòng bệnh trĩ - Càng sớm càng tốt !3/12/2015

    Phòng biến chứng bệnh trĩ – càng sớm càng tốt Bệnh trĩ được xác định là bệnh phổ rộng gây khó chịu cho người mắc phải, nếu không có biện pháp phòng tránh thì người bệnh sẽ gặp phải những…...Xem thêm
  • Những "hung thủ" gây ra bệnh trĩ9/3/2016

    Trĩ là một bệnh lý được hình thành do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn. Bệnh được biểu hiện bằng hai triệu chứng chính là chảy máu đại tiện và sa búi trĩ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp các biểu hiện như cảm giác cộm vướng, đau rát, ngứa ngáy hậu môn....Xem thêm
  • Nguyên nhân và cách phòng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ28/10/2016

    Ngồi bô quá 30 phút, lười ăn rau, táo bón hoặc vệ sinh hậu môn không sạch... có thể khiến trẻ mắc bệnh trĩ....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ