Bệnh trĩ và những sai lầm khi điều trị

5/31/2016 9:57:00 PM

Mọi người thường nghĩ việc tập thể dục, thiền hay yoga có thể chữa khỏi được bệnh trĩ, tuy nhiên việc tập luyện không phù hợp làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Trĩ là một căn bệnh gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những ai không may mắc phải. Người bệnh sẽ không muốn tham gia vào các hoạt xã hội, sinh hoạt thường ngày, giảm sự tự tin, giảm ham muốn tình dục và dễ trở nên cáu kỉnh.

 

Bệnh trĩ và những sai lầm khi điều trị


Nguyên nhân gây bệnh trĩ:

Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:

- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài

- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng

- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

- Chế độ ăn uống không phù hợp

- Béo phì

- Mang vác nặng

- Mang thai và sinh con


Cách phòng tránh bệnh trĩ:

- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.

- Uống nhiều nước.

- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu.

- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

 

benh-tri-va-nhung-sai-lam-khi-dieu-tri-2.jpg


Sai làm khi điều trị bệnh trĩ:


1. Giấu bệnh

Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, phần lớn bệnh nhân không chịu đi khám vì tâm lý e ngại "bệnh khó nói". Chỉ đến khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều mới bắt đầu tìm thầy tìm thuốc. Không ít người còn chọn cách tự chữa bệnh bằng các bài thuốc truyền miệng chưa có căn cứ khoa học.


2. Chữa trị bằng bài thuốc truyền miệng

Bệnh nhân trĩ thường truyền miệng nhau phương pháp chữa trị bằng lá thầu dầu tươi, cao hạt dẻ ngựa. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, có người làm như vậy có tác dụng nhưng không phải ai làm như vậy cũng có tác dụng.

Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rất rẻ tiền mà khỏi được bệnh. Bởi vậy người bệnh không nên làm những phương pháp truyền miệng chưa có tài liệu, đề tài nào chứng minh. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở những người già hoặc có các bệnh gan, tim, phổi, thận mãn tính.


3. Nặng hơn vì tập thể dục

Mọi người thường nghĩ việc tập thể dục, thiền hay yoga có thể chữa khỏi được bệnh trĩ, tuy nhiên việc tập luyện với cường độ nặng lại làm cho bệnh trầm trọng hơn. Cụ thể chạy nhanh làm cọ xát hậu môn gây đau rát. Tập cơ bụng làm tăng áp lực ổ bụng, máu kém lưu thông khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Đặc biệt việc ngồi lâu như thiền hay yoga khiến cho máu phần hậu môn lưu thông chậm, máu gần như bị ứ lại, tuần hoàn rất chậm, khiến tĩnh mạch bị giãn thêm, khiến bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, thay vì tập ngồi thiền, bệnh nhân trĩ chỉ nên đứng dậy, cử động chân nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy hậu môn đỡ bị tức nặng.

 

(Theo Phụ Nữ News)

Tin liên quan

  • Nhiều người ngại thăm khám bệnh trĩ3/3/2016

    Do tâm lý e ngại trĩ là bệnh ở vùng kín nên người bệnh thường chọn thuốc trị trĩ cấp thay vì đến thăm khám sớm, nhất là ở phái nữ....Xem thêm
  • Biến chứng khôn lường khi chữa trĩ bằng thuốc 'lang băm'5/6/2016

    Vì bệnh ở chỗ khá nhạy cảm nên nhiều người có tâm lý e dè không đến bệnh viện mà tìm đến đắp lá, bôi thuốc của 'lang băm' dẫn đến những biến chứng đáng tiếc....Xem thêm
  • Khốn khổ với bệnh khó nói17/3/2016

    Một bạn đọc đã cảm ơn phóng viên Tuổi Trẻ rối rít sau chặng đường gian nan chữa “bệnh khó nói”. Trường hợp này không hiếm gặp khi trong xã hội hiện đại, nhiều người vướng phải căn bệnh ngồi hoài trong nhăn nhó này....Xem thêm
  • Cắt trĩ bằng sóng cao tần: Đừng quá tin! 15/5/2016

    PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, khẳng định như vậy về những quảng cáo thổi phồng của một số phòng khám Trung Quốc ...Xem thêm
  • 10 người có 9 người bệnh trĩ 14/3/2016

    Ông bà ta thường nói thập nhân cửu trĩ, tức là mười người dân VN thì có tới chín người bệnh trĩ. Để hiểu thực hư câu chuyện này, chúng tôi đã trò chuyện với GS.TS Nguyễn Đình Hối, chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tiêu hóa ở VN hiện nay....Xem thêm
  • Dược thiện dùng cho bệnh táo bón11/4/2016

    Bình thường trên 2 ngày không đi tiêu được hoặc mỗi ngày đi tiêu không thuận lợi phải rặn nhiều lần,đi lâu, phân khô cứng, đi rồi vẫn cảm thấy đầy bụng, đó gọi là táo bón....Xem thêm

xem chỉ số BMI

Video Hemoclin

Tư vấn trực tuyến

Điện thoại tư vấn
028 - 6296 2262

Giải pháp của Hemoclin

HemoClin dạng tuýp dùng để làm lạnh tức thì, làm giảm Trĩ và khó chịu hậu môn như ngứa, kích ứng, bỏng rát, nhạy cảm và đau.

Gel giúp phòng ngừa bệnh Trĩ và nứt hậu môn, điều trị các khó chịu ở hậu môn và tác động lên da, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.

HemoClin truyền thống chứa gel dựa trên nền tảng phức hợp có bằng sáng chế 2QR (xem video 2QR), nó ngăn chặn các vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên. Gel này giúp người bệnh giảm tức thì các khó chịu ở hậu môn và triệu chứng của nó như ngứa, bỏng rát và nhạy cảm.

Công thức cô đặc của HemoClin dạng tuýp đảm bảo hiệu quả làm lạnh cho việc giảm nhanh và bôi trơn hiệu quả để làm dễ chịu và lưu thông phân dễ dàng hơn.

Hemoclin - Hãy nói tạm biệt đau, ngứa, bỏng rát và kích ứng do Trĩ